Một cuộc chiến pháp lý đang diễn ra giữa một bên là các nước đang phát triển muốn hạn chế thuốc lá và bên kia là các tập đoàn thuốc lá khổng lồ.

Hình ảnh một người đàn ông bệnh tật, thở bằng máy này được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đề nghị in lên các bao thuốc lá - Ảnh: Reuters

Hồi đầu tuần, đại diện 170 quốc gia ký vào Công ước khung kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhóm họp ở Uruguay để bàn chính sách giảm số người hút thuốc trên toàn cầu. Các nước cam kết áp dụng luật, chính sách và chương trình để giảm số người hút thuốc và bảo vệ người không hút thuốc trước nguy cơ hút thuốc thụ động. Uruguay là quốc gia đi đầu trong nỗ lực chống khói thuốc. Chính quyền Uruguay ra lệnh cấm hút thuốc ở mọi địa điểm công cộng và áp dụng quy định buộc các hãng thuốc lá phải in các thông điệp cảnh báo trên 80% diện tích bao thuốc.

David chống Goliah

"WHO ước tính mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng của 5 triệu người trên toàn thế giới"

Đương nhiên các hãng thuốc lá khổng lồ không chấp nhận đầu hàng. Mới đây, Tập đoàn Philip Morris International đã đâm đơn kiện Uruguay lên Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư của Ngân hàng Thế giới ở Washington.

Philip Morris cáo buộc các quy định “quá mức” của Uruguay khiến doanh thu của hãng bị tổn thất. “Chúng tôi tuân thủ luật tiếp thị thuốc lá ở mọi quốc gia khi bán một sản phẩm hợp pháp - phó chủ tịch Philip Morris Peter Nixon tuyên bố - Các quy định của Uruguay không đơn thuần vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe y tế cộng đồng”. Hiệp hội các nhà sản xuất thuốc lá quốc tế khẳng định các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo sẽ ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người trồng thuốc lá trên toàn thế giới, trong đó có 3,6 triệu người ở châu Phi.

Giới quan sát đánh giá cuộc chiến giữa Uruguay và Philip Morris là cuộc đối đầu giữa chú lùn David và gã khổng lồ Goliah. Nguyên nhân do tổng sản phẩm quốc nội Uruguay chỉ bằng vỏn vẹn 50% doanh số hằng năm trị giá 66 tỉ USD của Philip Morris. “Họ (các công ty thuốc lá) đang sử dụng chiêu kiện tụng để đe dọa các nước có thu nhập thấp và trung bình” - tiến sĩ Douglas Bettcher, lãnh đạo Sáng kiến không thuốc lá của WHO, nhận định.

Tổng thống Uruguay Jose Mujica tuyên bố Philip Morris muốn “xâm phạm cuộc sống và quyền lãnh thổ của một nước nhỏ có đủ dũng khí để tự vệ và bảo vệ sức khỏe của người dân”. Ông Mujica khẳng định Uruguay sẽ duy trì các quy định kiểm soát thuốc lá ngặt nghèo bất chấp sức ép từ Philip Morris.

Cựu tổng thống Uruguay Tabare Vazquez cáo buộc Philip Morris muốn trừng phạt Uruguay để làm gương khiến các nước khác không dám đi theo con đường chống thuốc lá triệt để. “Chúng tôi không e sợ và sẽ không bị mua chuộc - ông Vazquez khẳng định - Và Uruguay không đơn độc”. Trên thực tế, hơn 170 quốc gia ký FCTC đã lên tiếng ủng hộ Uruguay. Các quốc gia bày tỏ “sự quan ngại về hành động của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm phá hoại chính sách nhà nước về việc kiểm soát tiêu thụ thuốc lá”, đồng thời tuyên bố sẽ ưu tiên các chính sách y tế để kiểm soát thuốc lá. Thị trưởng New York Michael Bloomberg và rất nhiều tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng ủng hộ Uruguay.

Thuốc lá giết hơn 5 triệu người mỗi năm - Ảnh: AFP

Thuốc lá tổng tấn công

Theo tiến sĩ Bettcher, các công ty thuốc lá đang thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm khách hàng ở các nước đang phát triển nhằm thay thế lượng người hút thuốc ngày càng sụt giảm ở Mỹ và châu Âu. Mỗi năm, doanh số thuốc lá toàn cầu tăng trưởng khoảng 2%. Các công ty thuốc lá thường tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hạn chế ở Mỹ, nhưng liên tiếp mở các chiến dịch vận động dữ dội nhằm chống lại quy định ở nước ngoài. Philip Morris không chỉ kiện Uruguay mà còn kiện cả Brazil sau khi chính quyền Brazil áp dụng quy định buộc các hãng thuốc lá phải in hình ảnh về những hậu quả khủng khiếp của khói thuốc lên bao thuốc lá. Philip Morris cáo buộc hình ảnh do chính quyền Brazil yêu cầu “không mô tả đúng tác động của thuốc lá” và “bôi nhọ” các công ty thuốc lá.

Ở Ireland và Na Uy, Philip Morris cũng kiện chính quyền về các quy định hạn chế bày bán thuốc lá ở các cửa hàng. Tại Úc, khi chính quyền công bố kế hoạch buộc các bao thuốc lá chỉ có màu nâu hoặc trắng nhằm khiến chúng không trở nên hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng, Philip Morris đã tung 5 triệu USD vào chiến dịch truyền thông chống chính quyền trong kỳ bầu cử năm ngoái. Các hãng British American Tobacco và Imperial Tobacco cũng góp tiền vào chiến dịch này.

British American Tobacco đang chi hàng triệu USD cho chiến dịch vận động chống các biện pháp hạn chế thuốc lá của Liên minh châu Âu. Hãng này truyền bá thông điệp tăng thuế và cấm hút thuốc chỉ khiến thị trường chợ đen phát triển. Các hãng thuốc lá cũng đang chống lại thuế cao ở Philippines và Mexico, đồng thời đổ hàng tỉ USD vào các chiến dịch vận động chính trị và quảng cáo ở châu Phi, châu Á.

Liên minh phóng viên điều tra quốc tế đã mở cuộc khảo sát ở sáu nước đang phát triển và phát hiện chiến dịch của các tập đoàn thuốc lá đã phá hoại nỗ lực chống khói thuốc ở nhiều nơi.

Ví dụ, hồi đầu năm Nga mở các cuộc thảo luận về quy định kiểm soát thuốc lá ở các nước Xô viết cũ, nhưng cuối cùng luật kiểm soát thuốc lá của Nga bị các nhà vận động hành lang cho ngành thuốc lá can thiệp sâu. Tabakprom, một trong hai hãng vận động cho ngành thuốc lá ở Nga, đã tự hào công bố thông tin đó trên trang web của mình. Đại diện Philip Morris ở Nga cũng thừa nhận các quan chức Philip Morris đã tham gia quá trình viết luật kiểm soát thuốc lá ở Nga.

Bác sĩ Thomas Frieden thuộc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết hiện tại thuốc lá là kẻ giết người hàng loạt số 1 thế giới. “Nó giết nhiều người hơn AIDS, bệnh lao và bệnh sốt rét cộng lại - bác sĩ Frieden cho biết. CDC kêu gọi các quốc gia áp dụng những chính sách chống thuốc lá tương tự Mỹ và Uruguay.

                                                                                    Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục