Đông bắc Australia đang hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất 50 năm qua, với một vùng lớn hơn cả Đức và Pháp cộng lại chìm nghỉm giữa biển nước, buộc 200.000 dân phải đi sơ tán

 

 

 

Nước lụt đã dâng lên cao, nhấn chìm cả một vùng rộng lớn gồm 22 thị trấn ở đông bắc Australia vào ngày hôm nay, buộc 200.000 dân phải rời nhà cửa, và khiến một cảng xuất khẩu đường lớn phải đóng cửa.
 
 
 
Nước lụt cũng đã khiến các mỏ than ở bang Queensland và cảng xuất khẩu than lớn nhất của bang này phải ngừng hoạt động.
 
 
 
Trận lụt tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua ở đông bắc Australia là do hiện tượng thời tiết La Nina gây ra. La Nina đã làm lạnh các dòng biển ở đông Thái Bình Dương và gây ra mưa lớn kéo dài trong suốt hai tuần qua.
 
 
 
Trong khi đó, tại các bang miền nam gồm VictoriaNam Australia, nhiệt độ tăng cao cùng tình trạng khô hạn kéo dài đã gây ra nhiều vụ cháy rừng.
 
 
 

Giới chức trách đã cảnh báo về khả năng xảy ra các đám cháy “thảm khốc”, nếu thời tiết xấu thêm. Người đi nghỉ lễ năm mới cũng được yêu cầu sẵn sàng sơ tán.

 

Tại Queensland, giới chức trách đã cảnh báo về dịch bệnh do lụt lội gây ra, cùng với nguy cơ bị cá sấu, rắn tấn công trong các ngôi nhà bị ngập nước.
 
 
 
“Hiện 22 thị trấn, thành phố hoặc bị ngập nặng hoặc bị chia cắt, ảnh hưởng đến khoảng 200.000 người. Lụt lội nhấn chìm một vùng rộng lớn hơn cả Đức và Pháp cộng lại”.
 
 
 

Thủ tướng Australia Julia Gillard đã đi thị sát thành phố mía đường Bundaberg, thành phố đã đóng cửa cảng xuất khẩu đường của mình vào ngày hôm nay. Bà cũng tuyên bố hỗ trợ cho Queensland 1 triệu USD, nâng tổng số tiền hỗ trợ lũ lụt lên 6 triệu USD.

 

Việc đóng cửa cảng Bundaberg đã làm gián đoạn vận chuyển đường từ Australia, nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.
 
 
 

Khắp Queensland, cảnh tượng phổ biến là biển nước mênh mông, lốm đốm những mái nhà gần như bị ngập ủm. Ở những khoảnh đất cao khô, gia súc, động vật chen chân. Đâu đó xuất hiện những chiếc thuyền nhỏ chở người và đồ cứu trợ.

 

 

                                                                                     Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tòa soạn báo Jyllands-Posten suýt trở thành nạn nhân của một vụ khủng bố “kiểu Mumbai”.
Không có hình ảnh

Khủng hoảng chính trị tại Bờ Biển Ngà: Tổng thống “cứng đầu” không nghe điện thoại của ông Obama

Tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo đang chống lại sức ép từ chức của cộng đồng quốc tế, thậm chí không nhận một cuộc điện thoại từ Tổng thống Mỹ. Còn Liên hợp quốc cảnh báo nội chiến có thể xảy ra nếu văn phòng đối thủ của ông Gbagbo bị tấn công

Thái Lan, Campuchia đàm phán vụ bắt nghị sỹ Thái

Ngày 30/12, Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya đã lên đường tới Campuchia đàm phán với người đồng cấp Hor Namhong về vụ nghị sỹ đảng Dân chủ Panich Vikitsreth cùng sáu người Thái khác bị binh sỹ Campuchia bắt giữ ở biên giới với lý do xâm phạm lãnh thổ.

Trước thảm họa thiên tai - Hãy học cách lắng nghe thiên nhiên

Thời tiết khắc nghiệt trong những ngày cuối năm này vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội châu Âu và Mỹ, nhất là lĩnh vực giao thông. Các chuyên gia thời tiết cho rằng, cơn bão tuyết trong những ngày qua, cũng giống như đợt hạn hán mùa hè rồi, là hậu quả của biến đổi khí hậu.

Blog của Ngoại trưởng Thụy Điển bị xâm nhập

Những mẩu quảng cáo về cô dâu Nga đã có lúc bất ngờ xuất hiện trên trang blog của Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt và ông Bildt đã xác nhận sự cố này là do bị tin tặc xâm nhập hôm 28-12.

Đan Mạch phá âm mưu khủng bố

5 nghi phạm chiến binh Hồi giáo vừa bị bắt vì âm mưu tấn công một tòa báo Đan Mạch từng vẽ biếm họa Nhà tiên tri.

Nổ bom trước trụ sở của một chính đảng tại Italy

Sáng 29/12, hai quả bom nhỏ đã phát nổ trước trụ sở của đảng cánh hữu Liên đoàn phương Bắc (LN) ở thành phố Varese, miền Bắc Italy, song không gây thương vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục