Lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba kéo dài hơn nửa thế kỷ qua không hề làm cho cách mạng Cuba thất bại. Trong vô vàn khó khăn do cuộc bao vây cấm vận gây ra, Cuba vẫn vươn lên từ chính nội lực của mình cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè trên thế giới.
Cuba đã thành công trên nhiều mặt trận, trong đó đáng chú ý nhất là lĩnh vực y tế. Đội ngũ bác sĩ tình nguyện của Cuba đã tham gia nhiều chương trình giúp đỡ có hiệu quả trong khu vực Mỹ Latinh và châu Phi, tạo nên uy tín lớn cho khoa học nước này.
Trong vài năm qua, Cuba cũng đã bắt đầu các bước đi đầu tiên trong quá trình đổi mới kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến tính hiệu quả của nền kinh tế. Nhiều dịch vụ mới bắt đầu xuất hiện như Internet, điện thoại di động, tư nhân có thể hoạt động kinh doanh…
Đứng trước thực tế là lệnh cấm vận ngày càng tỏ ra lỗi thời và vô nhận đạo, Đại hội đồng LHQ hàng năm đều thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ bãi bỏ cấm vận Cuba với đại đa số phiếu tán thành. Washington dễ dàng nhận thấy rằng, lệnh cấm vận này ở mức độ nào đó đã thất bại và cũng gây hại cho chính họ. Vì vậy, Tổng thống Obama gần đây có nới lỏng một số lĩnh vực với Cuba.
Ngày 14-1 vừa qua, ông Obama đã cho phép khôi phục trao đổi hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia, theo đó các sinh viên và học giả Mỹ sẽ được tham dự các hội nghị, hội thảo tại Cuba, nhiều nhà báo sẽ được phép tới Cuba. Ngoài ra, các sân bay quốc tế tại Mỹ sẽ được phép cung cấp các chuyến bay thuê đến hoặc đi từ Cuba.
Tuy nhiên, điều đó cũng chưa đủ và vì thế đã có thêm nhiều tiếng nói yêu cầu nới lỏng hơn nữa lệnh cấm vận Cuba. Cần thấy rằng không phải mọi động cơ kêu gọi bãi bỏ cấm vận đều giống nhau. Nếu các doanh nghiệp Mỹ đang nóng lòng không muốn mất cơ hội làm ăn tại Cuba thì các luật sư thuộc Nhóm nghiên cứu về Cuba tại Mỹ lại có động cơ khác.
Tờ Infolatam của Tây Ban Nha ngày 15-2 đưa tin, Nhóm nghiên cứu về Cuba gồm nhiều luật sư Mỹ nhận định Tổng thống Barack Obama có đặc quyền cải thiện quan hệ với Cuba mà không cần Quốc hội thông qua.
Theo luật sư Stephen Propst, Tổng thống Mỹ nên mở rộng diện các công dân Mỹ được tới Cuba du lịch, tăng lượng kiều hối gửi về Cuba, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc đảo Caribê, tăng cường các khoản viện trợ nhân đạo và các khoản tài chính thúc đẩy cải cách dân chủ ở Cuba.
Sau những gì mà Mỹ phải trả giá cho cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush, dưới sức ép của dư luận quốc tế và đặc biệt là do gánh nặng tài chính, Washington đã chuyển chính sách đối ngoại từ “súng đạn” sang “quyền lực mềm”.
Theo đó, thúc đẩy truyền bá “dân chủ kiểu Mỹ” thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tài trợ cho lực lượng đối lập tại các nước thù địch, tạo chuyển biến từ bên trong hơn là trực tiếp đưa quân can thiệp. Những kêu gọi nới lỏng cấm vận Cuba của Nhóm nghiên cứu Cuba không nằm ngoài chính sách “quyền lực mềm” này.
Theo SGGP
Tòa án sơ thẩm tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei hôm 14.2 tuyên phạt từ 3 đến 5 tháng tù giam đối với 9 ngư dân Việt Nam với tội danh đánh bắt trái phép trong vùng biển nước này.
Hãng AFP ngày 14/2 dẫn nguồn tin từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết các chính đảng Hàn Quốc đã nhận được thư đề nghị của Triều Tiên về tổ chức hội đàm giữa các nghị sỹ quốc hội hai nước nhằm làm dịu căng thẳng. Tuy nhiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc chưa đưa ra ý kiến có đồng ý tiến hành cuộc hội đàm hay không.
Một quan chức cấp cao Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ kế hoạch chuyển giao quyền lực của Chủ tịch Kim Jong-Il cho người con trai út Kim Jong-Un.
Hội đồng Bảo an LHQ đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về cuộc xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia, nhưng quyết định chuyển vấn đề này cho ASEAN trong phiên họp kín thảo luận tranh chấp biên giới giữa hai nước vừa kết thúc.
Yemen đang đối phó với làn sóng biểu tình có chiều hướng dẫn đến một sự thay đổi tương tự như Ai Cập nhưng đẫm máu hơn.
Hôm qua, hàng nghìn người biểu tình thuộc hai phe “áo đỏ” và “áo vàng” đã tiến hành biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.