Toàn thể người dân New Zealand hôm qua đã dành 2 phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân động đất, đúng một tuần sau khi cơn địa chấn tàn phá thành phố Christchurch.

Người dân New Zealand hôm qua đã dành 2 phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân động đất.

Các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ tại Christchurch đã tạm dời dụng cụ và cùng toàn thể người dân New Zealand dành 2 phút mặc niệm. Thủ tướng John Key tham gia hoạt động này tại Trung tâm nghệ thuật Christchurch.

Phút mặc niệm bắt đầu lúc 12h51 trưa ngày 28/2 giờ địa phương, đúng 1 tuần sau khi xảy ra động đất. Tại Australia, Quốc hội nước cũng dành phút nặc niệm cho các nạn nhân động đất New Zealand.

Các tiếng chuông nhà thờ tại nhiều trung tâm trên khắp cả nước đã điểm trước lễ mặc niệm. Trận động đất mạnh 6,3 độ richter xảy ra lúc 12h51 giờ ngày 22/2 và đông đảo người dân New Zealand hôm qua đã đổ về các nhà thờ và quảng trường thành phố để đánh dấu khoảnh khắc này.

Tổng số người thiệt mạng hiện tại là 154 người nhưng các quan chức cho hay con số này có thể tăng lên mức 240 vì hàng chục người vẫn mất tích.

Các cơn dư chấn xảy ra thường xuyên đã gây trở ngại cho các nỗ lực cứu hộ. Thiệt hại của trận động đất ước tính lên tới 15 tỷ USD.

Tại một cuộc họp báo hôm qua, Cảnh sát trưởng Dave Cliff cho hay con số thiệt mạng có thể cao hơn nhiều so với ước tính trước đó - 200 người.

Thủ tướng John Key nói vẫn còn hi vọng tìm thấy người sống sót dù mong manh. Tuy nhiên, các nhân viên cứu hộ đã không đưa được ai sống sót ra khỏi các đống đổ nát kể từ thứ 4 tuần trước.

Ông Key cũng công bố gói trợ giúp trị giá 80 triệu USD nhằm trả lương cho những người không thể quay trở lại làm việc vì thiệt hại động đất.

Hôm qua, lễ tang đầu tiên cho nạn nhân động đất - một em bé 5 tháng tuổi - đã được tổ chức. Cậu bé này là một trong số 2 em nhỏ thiệt mạng trong thảm họa.

Cho tới nay mới chỉ 8 trong số các nạn nhân được nhận dạng. Cảnh sát cảnh báo rằng một số thi thể có thể không nhận dạng được.

                                                                                        Theo Dantri

Các tin khác

Người dân Ireland đang trông chờ vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Vũ khí Trung Quốc mạnh tới đâu?

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc phải mất nhiều năm nữa mới thật sự có được những loại vũ khí hiện đại và hiệu quả cao.

Nga sắp điều tàu chiến hiện đại tới đảo tranh chấp

Nga có thể điều tàu chiến đa năng Mistral vừa mua của Pháp tới quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Interfax dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov hôm qua cho hay: “Chúng tôi không loại trừ khả năng 1 hoặc 2 tàu Mistral sẽ được triển khai nhằm giải quyết vấn đề an ninh tại quần đảo Kuril”.

Biểu tình tại Trung Đông-Bắc Phi gia tăng ngày thứ Sáu

Ngoài tình hình căng thẳng ở Libya, làn sóng biểu tình gia tăng sau những buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu tại Ai Cập, Iraq, Yemen, Jordan, Bahrain, Tunisia, Arập Xêút. Biến động tại đây tiếp tục gieo hoang mang trên thị trường dầu mỏ.

Mỹ đóng cửa sứ quán, chuẩn bị “trừng phạt” Libya

Mỹ đã đóng cửa sứ quán của nước này tại Libya và chuẩn bị “các biện pháp trừng phạt” sau khi xảy ra những vụ xung đột ở nước này, trong khi Tổng thư ký LHQ thúc giục Hội đồng Bảo an có “biện pháp cụ thể” với cuộc khủng hoảng ở Libya.

Triều Tiên công khai sự thật về vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong

Triều Tiên đã công bố “Sách công khai sự thật" về vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái, trong đó nói rõ vụ nã pháo là để đáp trả việc Hàn Quốc bắn pháo.

Algeria dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài 19 năm qua

Algeria đã bãi bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài đã 19 năm qua. Đây là một trong những đòi hỏi của các tổ chức đối lập khi thực hiện các cuộc biểu tình phản đối hàng tuần tại thủ đô của Algeria.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục