Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 27-3 đã phát hiện lượng phóng xạ trong nước tại lò phản ứng số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 cao gấp 10 triệu lần mức thông thường. Theo TEPCO, mức phóng xạ đo được vào khoảng 2,9 tỷ becquerel/m³ nước. Lượng phóng xạ cao hơn mức cho phép khoảng 1.000 lần rò rỉ theo nước cũng được phát hiện tại lò phản ứng số 1 và số 3.
Theo số liệu của NHK World, lượng phóng xạ iodine-134 đo được là 2,9 tỷ becquerel; iodine-131 là 13 triệu becquerel và 2,3 triệu becquerel phóng xạ cesium 134 và cesium 137. Trong khi đó, theo Japan Today, lượng phóng xạ đo được trong không khí xung quanh khu vực lò phản ứng số 2 vào mức 1.000 msv/g, cao gấp 4 lần mức chính phủ Nhật Bản quy định. Lượng phóng xạ idonie-131 có trong nước biển xung quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 tiếp tục tăng lên, cao gấp 1.850 lần mức cho phép. Trước đó, ngày 26-3, mức độ đo được cao gấp 1.250,8 lần bình thường.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yukio Edano, nhận định nước nhiễm phóng xạ có thể đang tiếp tục rò rỉ từ một lõi hạt nhân bị hư hỏng. TEPCO cho biết, họ đang cố gắng xác định sự cố rò rỉ nước nhiễm phóng xạ trên. Còn theo giáo sư Đại học Tokyo, Naoto Sekimura, việc rò rỉ rất có thể xuất phát từ phòng chứa chất phóng xạ vốn đã bị hư hỏng của lò phản ứng số 2. Phòng này được thiết kế để chứa các loại chất phóng xạ của lò phản ứng này. Hồ chứa nước làm mát các thanh nhiên liệu hạt nhân của lò phản ứng số 4 cũng chứa các chất phóng xạ trên, nhưng mức độ không cao như lò số 1, số 2 và số 3.
Trong ngày 27-3, TEPCO tiếp tục tập trung khôi phục mạng lưới điện tại các lò phản ứng, cũng như công việc làm mát các lò phản ứng. Nước ngọt vẫn đang được đổ vào các hồ chứa thanh nhiên liệu của 4 lò 1-4. Trước tình hình mức độ phóng xạ tiếp tục tăng cao, các công nhân đang ra sức khắc phục hậu quả tại Fukushima số 1 đã được lệnh sơ tán. Hiện khoảng 500 công nhân của TEPCO cùng với các nhân viên cứu hỏa và quân đội Nhật Bản đang nỗ lực hết mình để đưa Fukushima số 1 vào tầm kiểm soát.
Phóng xạ xuất hiện ở Trung Quốc, Mỹ
Cùng ngày, theo Hãng tin CNN, các trạm quan sát ở tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc, đã phát hiện dấu vết của chất phóng xạ iodine 131 “vô cùng nhỏ”. Cơ quan chức năng Trung Quốc cho rằng nguồn phóng xạ trên phát tán từ Fukushima số 1. Tuy nhiên, Bộ Môi trường Trung Quốc thông báo lượng phóng xạ rất nhỏ nên sức khỏe cộng đồng sẽ không bị ảnh hưởng, người dân không cần thiết phải có các biện pháp phòng ngừa.
Trong khi đó, Hãng AP cũng cho biết, một lượng phóng xạ rất nhỏ từ nhà máy Fukushima đã phát tán tới Las Vegas. Cũng giống Trung Quốc, giới khoa học Mỹ cho biết lượng phóng xạ này không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Trong một diễn biến liên quan, một số nguồn tin ngoại giao và ngoại thương của Nhật Bản cho biết, nước này sẽ đề nghị các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không “phản ứng thái quá” trước sự cố hạt nhân của Nhật Bản. Động thái trên của Tokyo diễn ra sau khi nhiều nước tuyên bố hạn chế nhập khẩu nông sản và các sản phẩm từ sữa của Nhật Bản do lo ngại nhiễm phóng xạ. Phía Nhật Bản khẳng định, các mặt hàng của nước này không chứa hàm lượng phóng xạ vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo SGGP
Nước phóng xạ cao đã được phát hiện tại lò phản ứng số 2 của nhà máy điện Fukushima, trong khi trước đó, có nghi ngờ lò số 3 bị thủng lõi, gia tăng nguy cơ nhiễm xạ, nhất là sau khi 3 công nhân bị phơi nhiễm gấp 10.000 lần bình thường.
NATO vừa tuyên bố đồng ý nắm quyền lãnh đạo một phần “sứ mạng quốc tế” tại Libya, sau nhiều tranh cãi nội bộ. Cùng lúc, Pháp tuyên bố đã bắn rơi một máy bay Libya, lần đầu tiên kể từ khi thiết lập vùng cấm bay ở nước này.
Nỗ lực cứu trợ nhân đạo của Nhật Bản và thế giới đã chứng tỏ được hiệu quả tại các khu vực hứng chịu hậu quả của động đất và sóng thần.
Một trận động đất mạnh 6,8 độ richter xảy ra ở phía đông bắc Myanmar vào khoảng 21h tối 24.3, làm rung chuyển các tòa nhà ở tận Bangkok và một số vùng khác, rất may là không gây ra sóng thần.
Cách đây hơn 2 thập kỷ, dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Mỹ và Libya đã từng lâm vào cuộc chiến.
Với những mâu thuẫn trong nước, lại thêm việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thoái thác quyền chỉ huy chiến dịch, giới phân tích thế giới nhận định, liên quân đánh Libya đang có nguy cơ tan rã. Hiện người ta đang đón chờ xem kết quả cuộc không kích ở Libya sẽ đi đến đâu sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ hôm 24/3 tới.