Libya đang cáo buộc không quân Anh tấn công vào các mỏ dầu lớn của nước này.
Ngày 7/4, nếu như tình hình chiến trận ở Libya có vẻ lắng dịu hơn so với trước đó, thì trên mặt trận thông tin, "cuộc chiến" lại càng trở nên quyết liệt.
Libya đã cáo buộc không quân Anh tấn công các mỏ dầu lớn của nước này ở Al-Sarir làm hư hại đường ống dẫn dầu ra một cảng trên bờ Địa Trung Hải. Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaim thậm chí còn gọi đây là hành động phá hoại, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là tạo điều kiện cho giá dầu leo thang trong bối cảnh hiện nay.
Đáng chú ý là lực lượng chống đối chính phủ, sau một thời gian ủng hộ các cuộc không kích của liên quân nhằm vào các mục tiêu của quân đội chính phủ, nay lại quay sang chỉ trích, cáo buộc NATO sát hại nhầm thường dân và tiêu diệt nhầm căn cứ của lực lượng này.
Chưa hết, hôm 5/4, lực lượng chống đối chính phủ Libya còn đe dọa sẽ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đình chỉ chiến dịch nói trên nếu NATO không "sốt sắng" hơn và tiêu diệt nhiều hơn các căn cứ của quân đội chính phủ. Rồi lại có thông tin rằng, sau khi Mỹ chính thức tuyên bố rút khỏi cuộc không kích ở Libya, NATO lại thừa nhận đang thiếu máy bay cho chiến dịch can thiệp quân sự này…
Về phía liên quân, mà cụ thể là Mỹ đã tận dụng tối đa các phương tiện thông tin truyền thông để nói về quan điểm của mình. Hôm 6/4, báo chí phương Tây đã được Mỹ bật mí rằng, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã bác bỏ yêu cầu ngừng bắn được viết trong bức thư dài 3 trang của cá nhân Tổng thống Libya Moammar Gadhafi gửi cho Tổng thống Barack Obama. Phát biểu trước báo giới, bà Hillary Clinton vẫn khẳng định, ông Moammar Gadhafi cần phải thực thi một lệnh ngừng bắn, rút các lực lượng của mình và ra nước ngoài sống lưu vong.
Tiếp đó, để chứng minh thông tin rằng, Tổng thống Moammar Gadhafi không còn uy tín ở trong nước, nhiều báo chí phương Tây đã đưa tin giới chức Libya đang rủ nhau bỏ chạy ra nước ngoài. Thậm chí, hãng AP còn dùng chính tuyên bố của ông Omar Fathi bin Shatwan, người từng đảm nhận chức Bộ trưởng Năng lượng trong chính phủ Libya để làm cơ sở dẫn tin
Theo CAND
Lực lượng ủng hộ tổng thống đắc cử Alassane Ouattara ngày 7-4 tiếp tục vây hãm khu dinh thự của tổng thống thất cử Laurent Gbagbo với hi vọng bắt sống ông để đưa ra tòa nếu ông này vẫn tiếp tục bác bỏ yêu cầu rút khỏi quyền lực của Pháp và Liên Hiệp Quốc.
Tối 6/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã họp tại Nhà Trắng với Chủ tịch Hạ viện John A. Boehner và Thượng nghị sỹ Harry Reid của bang Nevada, lãnh đạo đa số trong quốc hội, nhưng các nhà lãnh đạo này đã không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt bế tắc về ngân sách đang đe dọa làm ngừng hoạt động của chính phủ.
Trong khi cả nước Nhật Bản đang lo ngại về bức xạ hạt nhân, thì cư dân vùng duyên hải bờ biển đông bắc còn phải đối đầu với một thảm họa môi trường khác: đất trồng bì phá huỷ và nhiễm độc bởi nước biển, hóa chất, rác rưởi và các chất độc khác sau cơn đại sóng thần.
Theo các nguồn thạo tin, nhánh al-Qeada ở Bán đảo Arập (AQAP) cát cứ tại Yemen đã giành quyền kiểm soát khu vực dài hàng trăm kilômét từ thành phố Lodar ở tỉnh miền Nam Abyan cho tới thành phố Rodhom của tỉnh Đông Nam Shabwa - đô thị nằm gần cảng khí đốt Balhaf.
Rạn nứt đầu tiên đã xuất hiện giữa NATO và lực lượng nổi dậy ở Libya khi lực lượng này cáo buộc các chiến dịch của NATO “không hiệu quả”. Trong khi đó, quyết định của Tổng thống Mỹ can thiệp quân sự vào Libya bị tố cáo là vi phạm hiến pháp.
Quân đội Thái Lan ngày 5/4 đã tỏ rõ lập trường phản đối mọi can dự của bên thứ ba vào giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia.