Trong khi cả nước Nhật Bản đang lo ngại về bức xạ hạt nhân, thì cư dân vùng duyên hải bờ biển đông bắc còn phải đối đầu với một thảm họa môi trường khác: đất trồng bì phá huỷ và nhiễm độc bởi nước biển, hóa chất, rác rưởi và các chất độc khác sau cơn đại sóng thần.
Trận sóng thần phá huỷ gần 80% đất nông nghiệp ở thành phố ven biển phía đông bắc của Nhật Bản - Yamamoto, nơi có hàng trăm trang trại dâu tây. |
Trận động đất và sóng thần ngày 11.3 không chỉ khiến hơn 25.000 người chết và mất tích, hàng trăm ngàn người vô gia cư, mà còn phân tán rác rưởi và hóa chất trên diện tích hàng trăm dặm đất nông nghiệp tốt nhất của Nhật, trên khu vực đánh cá và các khu du lịch. Quan chức chính phủ cho biết hiện họ chỉ đang bắt đầu đánh giá những thiệt hại về môi trường, nhưng những dấu hiệu ban đầu đã cho thấy các hệ sinh thái và những ngành công nghiệp phụ thuộc có thể phải mất nhiều năm để phục hồi.
Hơn 40% đất nông nghiệp của thành phố ven biển của Sendai, đã bị ngâm trong nước biển, bùn, xe hơi và rác rưởi. Thành phố này vẫn đang cố gắng tìm hiểu liệu những chất độc hại có huỷ hoại đất trồng lúa và liệu chúng có thể tẩy sạch được hay không.
Tuần trước, chính phủ Nhật Bản đã công bố kết quả điều tra ban đầu, qua hình ảnh vệ tinh và các khảo sát thực địa cho thấy, chỉ riêng tỉnh Miyagi, hơn 37.000 ha đất nông nghiệp bị bao phủ bởi nước biển và rác rưởi. Diện tích này chiếm khoảng 11% tổng số đất nông nghiệp trên cả Nhật Bản. Trước đó, các báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy có tới 60.000 ha đất nông nghiệp ở một số tỉnh đã bị phá huỷ.
Ông Nagahisa Hirayama – phó giáo sư Đại học Kyoto ước tính, có thể còn có hơn 14 triệu tấn chất thải sót lại ở tỉnh Miyagi. Trong đó, theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Nhật Bản năm 2008, các tỉnh chỉ có khả năng xử lý khoảng 800.000 tấn/năm.
Ông Takaharu Otsubo có thâm niên 30 năm trồng dâu tây tại tỉnh Yamamoto, nhưng sóng thần đã phá huỷ vườn của ông. |
Các con sông, nguồn nước ngầm và các khu vực đánh bắt cá cũng có nguy cơ ô nhiễm, vì tất cả mọi thứ từ thùng rác bệnh viện đến phòng thí nghiệm hóa học của các trường học đều bị cuốn trôi ra biển và sông ngòi.
Trước đây, tỉnh Yamamoto, một khu ngoại ô ven biển của Sendai, được gọi là "Đường dâu" bởi tất cả các trang trại dâu tây đều trải dài dọc theo bờ biển với mục đích thu hút du khách tới tận hưởng gió biển, đi bộ và hái dâu.
Hiện nay, theo ước tính của địa phương, có gần 80% đất trồng trọt đã bị ngập nước biển và bao phủ bởi rác thải, khoảng 90% số trang trại đã bị tiêu hủy. Hàng trăm nhà kính cùng với các cây dâu tây mới trồng và các thiết bị nông nghiệp đã bị cuốn trôi.
Ngay cả khi đất không bị nhiễm mặn, gia đình ông Takaharu Otsubos cho biết họ sẽ phải mất hàng trăm ngàn đô la và nhiều năm làm việc mới có thể phục hồi.
"Không cây dâu tây nào sống lại. Ngay cả những củ hành mà tôi trồng ở đây đều đã chết", bà Shu – vợ ông Otsubos, 63 tuổi nói, “Chúng tôi phải bắt đầu từ con số 0 một lần nữa”.
Ngoài ra, người dẫn còn lo lắng về hoạt động của nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi, thậm chí nếu nó không bị rò rỉ thêm chất phóng xạ thì người tiêu dùng vẫn có thể không muốn mua cá và thức ăn từ khu vực trong một thời gian dài.
Theo Báo Thanhnien
Sáng sớm ngày 4/4, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại tỉnh Java (Indonesia), phía nam Ấn Độ Dương, các nhà địa chấn học đã đưa ra cảnh báo sóng thần ngay sau đó, tuy nhiên vẫn chưa có báo cáo thiệt hại về người và của.
Các kỹ sư Nhật Bản đã buộc phải thải nước nhiễm xạ ra biển Thái Bình Dương trong khi áp dụng các biện pháp để tìm nguồn rò rỉ nước phóng xạ từ tổ hợp điện hạt nhân Fukhushima. Cùng lúc, chính phủ thông báo đã xác nhận 19 người nước ngoài thiệt mạng.
Các lực lượng ủng hộ Tổng thống Alassane Ouattara được quốc tế công nhận đã tung ra cuộc tấn công được coi là trận chiến cuối cùng để lật đổ đương kim Tổng thống Laurent Gbagbo. Cùng lúc, lực lượng của LHQ đã tham gia chiến sự ở thành phố Abidjan.
Chỉ duy nhất 1 người sống sót trong số 33 người trên khoang sau khi chiếc máy bay chở nhân viên LHQ rơi ở Congo hôm qua.
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo có thể mất vài tháng để ngăn chặn phóng xạ rò rỉ ra biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở phía Bắc thủ đô Tokyo. Trong khi đó, tinh thần quả cảm và quyết tâm chiến thắng vẫn hiển hiện từng giờ từng phút ở nơi này.
Ngày 3/4, Lầu Năm Góc cho biết theo đề nghị của NATO, Mỹ đã nhất trí tiến hành các cuộc không kích vào Libya đến hết ngày 4/4 do "thời tiết xấu trong những ngày qua."