Rạn nứt bắt đầu xuất hiện giữa NATO và lực lượng nổi dậy Libya.

Rạn nứt bắt đầu xuất hiện giữa NATO và lực lượng nổi dậy Libya.

Rạn nứt đầu tiên đã xuất hiện giữa NATO và lực lượng nổi dậy ở Libya khi lực lượng này cáo buộc các chiến dịch của NATO “không hiệu quả”. Trong khi đó, quyết định của Tổng thống Mỹ can thiệp quân sự vào Libya bị tố cáo là vi phạm hiến pháp.

 

Chỉ huy lực lượng nổi dậy ở Libya, ông Abdul Fattah Younis, đã cáo buộc NATO hoạt động “không hiệu quả” trong khi lực lượng ủng hộ nhà lãnh Gaddafi “giết hại nhiều người ở Misrata”.

Theo ông này, nếu NATO đợi thêm một tuần can thiệp nữa, “người dân ở những thành phố bị vây hãm sẽ bị tiêu diệt” - ông nói với báo giới tại dinh luỹ của lực lượng đối lập ở Benghazi.

Phía đối lập đưa ra tuyên bố trên sau khi có tin chính quyền Tripoli đang thăm dò một giải pháp ngoại giao.

Hôm 4/4, phát ngôn viên chính phủ Libya xác định Gadhafi sẵn sàng đàm phán với việc chấp nhận mọi hình thức cải cách chính trị như bầu cử và trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, người phát ngôn của Tripoli bác bỏ yêu sách đòi lãnh đạo Gadhafi từ chức, với lý do “lãnh đạo tối cao là yếu tố duy trì ổn định cho Libya và tính đoàn kết giữa các bộ tộc”.

Còn tại chiến trường, một lần nữa quân nổi dậy Libya lại bị đẩy lui bởi lực lượng trung thành với chính phủ trong cuộc giao tranh giằng co để giành quyền kiểm soát thị trấn dầu lửa Brega ở miền đông.

Hôm qua, báo chí phương Tây nói rằng dù có sự yểm trợ của NATO với cuộc không kích vào đoàn xe của quân đội Libya, quân nổi dậy vẫn buộc phải rút lui về hướng đông tới thành phố Ajdabiya.

Quân nổi dậy cho biết họ gặp hỏa lực rocket và đại pháo của quân chính phủ. Các lực lượng đối nghịch đã giao tranh với nhau ở chung quanh thị trấn Brega trong nhiều ngày.

Kiểm soát được các nhà máy lọc dầu và cảng ở thị trấn này có thể cho phe nổi dậy gia tăng nguồn lực kinh tế cần thiết để duy trì cuộc tranh đấu chống lại quân đội của nhà lãnh đạo Libya Gadhafi. Phe nổi dậy hy vọng chở được chuyến hàng dầu đầu tiên tại cảng dầu hỏa miền đông Marsa el hatiga, gần Tobruk.

Tuần tới, hội nghị lần thứ hai của Liên quân ủng hộ phe đối lập Libya sẽ mở ra tại Doha, thủ đô của Qatar, thành viên Ảrập có gửi máy bay tham chiến.

Trong khi đó, Anh tăng cường máy bay oanh tạc, còn chính phủ Italia kêu gọi toàn gia đình Gadhafi phải ra đi.

Mỹ đã ngưng chiến dịch oanh kích để nhường chỗ cho NATO. Nhưng Thượng viện Mỹ hôm qua tuyên bố quyết định của Tổng thống Barack Obam can thiệp quân sự vào Libya là vi phạm Hiến pháp Mỹ.

                                                                                        Theo Dantri

 

Các tin khác

Quân đội Thái Lan tại biên giới.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bờ Biển Ngà: “Cuộc chiến cuối cùng” khai hoả, lực lượng LHQ tham gia chiến sự

Các lực lượng ủng hộ Tổng thống Alassane Ouattara được quốc tế công nhận đã tung ra cuộc tấn công được coi là trận chiến cuối cùng để lật đổ đương kim Tổng thống Laurent Gbagbo. Cùng lúc, lực lượng của LHQ đã tham gia chiến sự ở thành phố Abidjan.

Rơi máy bay của LHQ, 32 người thiệt mạng

Chỉ duy nhất 1 người sống sót trong số 33 người trên khoang sau khi chiếc máy bay chở nhân viên LHQ rơi ở Congo hôm qua.

“Mất vài tháng” để ngăn rò rỉ, nỗ lực ở Fukushima vẫn quyết liệt

Chính phủ Nhật Bản cảnh báo có thể mất vài tháng để ngăn chặn phóng xạ rò rỉ ra biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở phía Bắc thủ đô Tokyo. Trong khi đó, tinh thần quả cảm và quyết tâm chiến thắng vẫn hiển hiện từng giờ từng phút ở nơi này.

Mỹ nhất trí kéo dài chiến dịch không kích ở Libya

Ngày 3/4, Lầu Năm Góc cho biết theo đề nghị của NATO, Mỹ đã nhất trí tiến hành các cuộc không kích vào Libya đến hết ngày 4/4 do "thời tiết xấu trong những ngày qua."

Tổng thống Yemen sẵn sàng chuyển giao quyền lực

Ngày 3/4, Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh kêu gọi phe đối lập chấm dứt biểu tình để đạt được một giải pháp và tuyên bố sẵn sàng đàm phán chuyển giao quyền lực hòa bình.

Động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Indonesia

Sáng nay, một trận động đất mạnh, mà theo cơ quan động đất Indonesia là có tâm trấn chỉ cách mặt đất 10km, đã làm rung chuyển phía nam nước này, ở khu vực thuộc Ấn Độ Dương. Cảnh báo sóng thần được ban bố, nhưng đã được dỡ bỏ sau đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục