Ngày 10/4, Ba Lan đã tổ chức các hoạt động tưởng niệm một năm ngày Tổng thống nước này Lech Kaczynski và đoàn tùy tùng của ông tử nạn trong vụ rơi máy bay tại Nga.
Tổng thống, Chủ tịch hai viện Quốc hội và Thủ tướng Ba Lan cũng nhiều quan chức chính phủ đã tham dự lễ tưởng niệm tại một nhà thờ lớn ở thủ đô Warsaw.
Sau khi dành một phút tưởng niệm Tổng thống quá cố Kaczynski và 95 nạn nhân xấu số, các nhà lãnh đạo Ba Lan đã thực hiện nghi lễ truyền thống là đặt nến dưới chân đài tưởng niệm các nạn nhân trong nhà thờ này.
Các nghi lễ tiếp theo kéo dài đến 7 giờ tối cùng ngày (giờ địa phương), bao gồm lễ tưởng niệm tại một nghĩa trang thành phố và một buổi hòa nhạc tại Nhà hát quốc gia.
Trong khi đó, người em song sinh của cố Tổng thống Lech Kaczynski, cựu Thủ tướng Jaroslaw Kaczynski, đã không tham dự các nghi lễ chính thức. Thay vào đó, đảng Luật pháp và Công lý (PiS) của ông đã tổ chức một cuộc gặp mặt kéo dài một ngày bên ngoài dinh tổng thống để đánh dấu tròn một năm ngày xảy ra thảm họa.
Vào ngày định mệnh 10/4/2010, máy bay chở Tổng thống Lech Kaczynski, phu nhân và 87 quan chức cấp cao Ba Lan cùng phi hành đoàn nước này đã rơi xuống một địa điểm thuộc thành phố Smolensk của Nga.
Kết quả giải mã phần ghi âm cuối cùng của các hộp đen trên máy bay Tu-154 gặp nạn xác nhận phi hành đoàn đã bị gây sức ép và buộc phải cho máy bay hạ cánh ngoài ý muốn, bất chấp những cảnh báo về thời tiết xấu của nhân viên không lưu Nga./.
Theo TTXVN
Ngày 7/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời trong khi Nhà Trắng lên tiếng đe dọa Tổng thống Barack Obama sẽ phủ quyết dự luật nếu Thượng viện cũng thông qua dự luật đó.
Lực lượng ủng hộ tổng thống đắc cử Alassane Ouattara ngày 7-4 tiếp tục vây hãm khu dinh thự của tổng thống thất cử Laurent Gbagbo với hi vọng bắt sống ông để đưa ra tòa nếu ông này vẫn tiếp tục bác bỏ yêu cầu rút khỏi quyền lực của Pháp và Liên Hiệp Quốc.
Tối 6/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã họp tại Nhà Trắng với Chủ tịch Hạ viện John A. Boehner và Thượng nghị sỹ Harry Reid của bang Nevada, lãnh đạo đa số trong quốc hội, nhưng các nhà lãnh đạo này đã không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt bế tắc về ngân sách đang đe dọa làm ngừng hoạt động của chính phủ.
Trong khi cả nước Nhật Bản đang lo ngại về bức xạ hạt nhân, thì cư dân vùng duyên hải bờ biển đông bắc còn phải đối đầu với một thảm họa môi trường khác: đất trồng bì phá huỷ và nhiễm độc bởi nước biển, hóa chất, rác rưởi và các chất độc khác sau cơn đại sóng thần.
Theo các nguồn thạo tin, nhánh al-Qeada ở Bán đảo Arập (AQAP) cát cứ tại Yemen đã giành quyền kiểm soát khu vực dài hàng trăm kilômét từ thành phố Lodar ở tỉnh miền Nam Abyan cho tới thành phố Rodhom của tỉnh Đông Nam Shabwa - đô thị nằm gần cảng khí đốt Balhaf.
Rạn nứt đầu tiên đã xuất hiện giữa NATO và lực lượng nổi dậy ở Libya khi lực lượng này cáo buộc các chiến dịch của NATO “không hiệu quả”. Trong khi đó, quyết định của Tổng thống Mỹ can thiệp quân sự vào Libya bị tố cáo là vi phạm hiến pháp.