Phóng viên hãng tin AFP cho hay các đợt không kích của NATO ngày 19/8 đã phá hủy một trong những ngôi nhà của người đứng đầu lực lượng tình báo Libya Abdullah al-Senussi, đối tượng đang bị Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã.
Theo tin trên, một vài toà nhà trong khi dinh thự của ông al-Senussi tại khu ngoại ô Ghargour của Tripoli đã bị phá huỷ trong các cuộc không kích vào rạng sáng.
Lính gác cho biết đã có một đầu bếp người Ấn Độ thiệt mạng, song chưa thể xác nhận ông al-Senussi có mặt ở nhà vào thời điểm diễn ra vụ tấn công hay không.
Cùng ngày, quân nổi dậy cho biết cựu Thủ tướng Abdel Salam Jalloud, một trợ thủ thân tín của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi và từng có thời được coi là nhân vật Số 2 trong chính quyền Libya, đã chạy tới một khu vực do nổi dậy kiểm soát. Phát ngôn viên lực lượng nổi dậy Mahmoud Shammam cho hay ông Jalloud đã bỏ chạy tới Zintan và trên đường tới Châu Âu.
Liên quan tới tình hình chiến sự, quân nổi dậy tuyên bố đã giành quyền kiểm soát thêm hai thị trấn chiến lược trên đường tiến về thủ đô Tripoli, trong đó có thị trấn dầu mỏ Zawiyah, qua đó có thể cắt đứt hoàn toàn các nguồn cung nhiên liệu cho thủ đô.
Ngoài ra, lực lượng nổi dậy cũng thông báo đã chiếm được Zliten, thị trận quan trọng cách Tripoli 150 km về phía Đông. Trước đó, quân nổi dậy cũng đã chiếm được Surman, Sabratha, Zwara và tuyến đường huyết mạch chạy từ Tripoli tới biên giới với Tunisia.
Trước tình hình hiện nay tại quốc gia Bắc Phi này, nữ phát ngôn viên Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Jemini Pandya ngày 19/8 cho biết hàng nghìn người nước ngoài đang mắc kẹt tại Tripoli sẽ được sơ tán qui mô lớn, có thể bằng đường biển.
Theo bà Pandya, hoạt động di tản hàng nghìn người Ai Cập và công dân các nước khác khỏi Tripoli sẽ bắt đầu trong vài ngày tới. Trước đó, hơn 600.000 người trong số ước tính 1,5-2,5 triệu người nước ngoài, chủ yếu là lao động nhập cư từ Châu Á và Châu Phi, đã rời khỏi Libya. Tuy nhiên, vẫn còn hàng nghìn người mắc kẹt tại Tripoli./.
Theo HaNoiMoi
Hàng nghìn người đã tham gia tuần hành ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha phản đối chi phí một chuyến thăm của giáo hoàng La Mã, chỉ vài giờ trước khi ông đến nước này.
Cuộc gặp thượng đỉnh kéo dài 2 giờ giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kết thúc đêm 16-7 (giờ Việt Nam). Lãnh đạo hai nền kinh tế mạnh nhất châu Âu đã cam kết và đưa ra giải pháp mới nhằm quản lý hiệu quả hơn nữa nền tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Giới học giả Trung Quốc cho rằng đã đến lúc nước này nên thay đổi chính sách ở châu Á để tránh mất thêm láng giềng và đối tác.
Nga vừa trình làng loại máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên, và Matxcơva dự kiến thu về 9,5 tỉ USD trong năm 2011 từ xuất khẩu vũ khí.
Vụ thịt heo siêu nạc nhiễm hóa chất độc hại Clenbuterol tại tỉnh Hồ Nam vừa xử xong cuối tháng 7, dư luận Trung Quốc (TQ) lại chấn động khi cơ quan chức năng phá án thịt cừu siêu nạc ở tỉnh Hà Bắc, với tính chất và quy mô lớn. Thịt cừu từ đây nhiều năm được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành, theo báo Bắc Kinh ngày 16.8.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ đến biển Đông vào năm 2012, tiết lộ này khác với những gì Trung Quốc cam kết với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế là chỉ dùng vào việc nghiên cứu và huấn luyện.