Giới kinh tế Mỹ cảnh báo các máy in tiền của nước này đang hoạt động hết công suất để liên tục “bơm” một lượng tiền khổng lồ vào nền kinh tế èo uột của Mỹ.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã liên tục cho in thêm tiền mới trong những năm gần đây - Ảnh: Bloomberg

Họ lo ngại Mỹ sẽ không hồi phục nổi khi USD cứ tiếp tục được in ra mà chưa thấy có sự đảm bảo an toàn nào cho nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng vốn đã kéo dài từ năm 2008.

Báo Money and Market dẫn lời chuyên gia nghiên cứu và phân tích kinh tế Mỹ Mike Larson cho rằng Washington đã tuyên chiến với đồng USD. Ông nhận định Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quá dễ dãi với chuyện in tiền trong 10 năm qua. Mỗi lần kinh tế Mỹ có chuyện là FED lại in thêm tiền. Song mỗi đồng USD được in thêm thì chính bản thân nó đã mất đi một phần giá trị và sức mua của đồng tiền này cũng giảm theo, kéo theo đó là giới đầu tư nước ngoài càng ít tiếp tục cho Mỹ vay tiền, ngay cả việc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ hay bằng tiền USD mà họ có.

Theo Reuters, từ năm 1999 để ngăn chặn virut Y2K làm tê liệt hệ thống ngân hàng, FED đã quyết định in thêm 73 tỉ USD. Sau vụ tấn công khủng bố vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới ngày 11-9-2001, FED lặp lại động thái này khi cho in ra thêm 40 tỉ USD đưa vào thị trường luân chuyển tiền tệ.

Chưa đến 10 năm, FED đã in thêm ba đợt tiền mới với hàng ngàn tỉ USD chỉ để mong muốn vực dậy nền kinh tế Mỹ đang rơi vào vòng suy thoái. Năm 2008, khủng hoảng tài chính xảy ra, Ngân hàng Lehman Brothers phá sản, FED đã không ngần ngại in thêm 1.600 tỉ USD để cứu nền kinh tế Mỹ.

“Lượng tiền giấy in cao gấp 22 lần lượng tiền in thêm trong những ngày chống Y2K và 44 lần so với lượng tiền in thêm sau ngày 11-9”, chuyên gia phân tích kinh tế Mỹ Larson viết. Sau đó một năm (2009), lại có thêm 1.700 tỉ USD cho gói kích thích kinh tế lần thứ nhất trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang rơi vào khủng hoảng. Tháng 11-2010, FED đã đưa thêm gói kích thích thứ hai trị giá 600 tỉ USD vào nền kinh tế và tương lai còn có thể có gói kích thích kinh tế thứ ba.

Theo Wall Street Journal, mỗi lần Mỹ in tiền là mỗi lần các quốc gia trên thế giới lại lo ngại đồng USD hạ giá sẽ khiến cho đồng nội tệ của mình tăng vọt, gây ra nhiều hệ lụy cho việc bình ổn và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đồng tiền ở các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Brazil, Thái Lan và Hàn Quốc.

Giới phân tích đang lo ngại trước nguy cơ diễn ra một cuộc chạy đua phá giá đồng tiền để cạnh tranh thương mại khi Mỹ cứ quyết định in tiền thoải mái trong những năm gần đây. Không phải quốc gia nào cũng đồng tình với việc in thêm tiền của FED. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble từng cảnh báo việc Mỹ in tiền chính là nguy cơ tiềm ẩn của “chủ nghĩa bảo hộ”.

“Bơm tiền vào thị trường để phục hồi kinh tế là một việc làm ngu xuẩn” - ông Wolfgang Schauble nói. Mỗi lần Mỹ in thêm tiền xem như họ đang áp dụng chính sách nới lỏng định lượng, mà theo giới chuyên gia, mục tiêu của Mỹ là làm cho USD giảm giá để có khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, một việc làm tương đương với việc phá giá đồng tiền hiện hữu.

Rick Perry, thống đốc bang Texas, mới đây cũng đã chỉ trích việc in tiền của FED. “Nếu ông Ben Bernanke tiếp tục in tiền để đưa Chính phủ Mỹ ra khỏi con đường vỡ nợ thì đồng nghĩa với việc ông ta là kẻ bội tín” - ông Perry nói.

Trên thực tế, theo Wall Street Journal, lạm phát của Mỹ đã tăng vọt trong tháng 7-2011. Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng 0,5% trong tháng 7 và lên đến 3,6% so với cùng kỳ năm 2010.

Song dưới áp lực giá cả vẫn còn đang đè nặng, báo Bloomberg nhận định có thể FED buộc phải hành động nhanh chóng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà theo giới chuyên gia, không loại trừ FED lại để cho các máy in tiền của Mỹ tiếp tục hoạt động.

 

                                                                         Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Cộng đồng quốc tế tiếp tục viện trợ cho Libya sau thảm họa lũ lụt

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.

Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo ở các vựa lúa gạo tiếp tục giảm

Giá gạo thế giới đã tăng vọt sau khi Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu từ ngày 25/8, bên cạnh các biện pháp hạn chế xuất khẩu hiện có đối với gạo trắng non-basmati.

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ Libya hơn 70 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục hậu quả thảm họa lũ lụt do bão Daniel gây ra ngày 10/9 vừa qua.

Tháng 9 đặc biệt của tình hữu nghị Việt Nam-Cuba

(HBĐT) - Thời điểm mùa thu tháng 9 luôn gợi lại những ký ức đẹp đẽ trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt Việt Nam-Cuba với nhiều sự kiện đáng nhớ: Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết đầu tiên với Việt Nam (25/9/1963) và Chủ tịch Fidel castro tới Việt Nam (1973). Mối quan hệ lịch sử Việt Nam-Cuba được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp để tiếp nối truyền thống đầy tự hào của tình đồng chí đoàn kết, gắn bó, tin cậy.

Australia điều động thêm lực lượng khống chế cháy rừng lan rộng

Lực lượng tiếp viện đã được điều động để ứng phó với đám cháy rừng lớn ở Lãnh thổ phía Bắc (NT) của Australia trong bối cảnh lửa tiếp tục lan về phía thị trấn Tennant Creek.

Từ Libya tới Trung Quốc, thế giới hứng chịu 8 đợt lũ lụt thảm khốc chỉ trong 11 ngày

Trận lũ lụt thảm khốc ở thành phố Derna (Libya) chỉ là trường hợp mới nhất trong chuỗi các trận mưa dữ dội tấn công nhiều nơi trên thế giới trong hai tuần qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục