Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (Isaf) do NATO đứng đầu tại Afghanistan hôm qua đã lên tiếng thừa nhận rằng lực lượng này đã giết nhầm một phóng viên của hãng thông tấn BBC hồi tháng 7.
Theo Isaf, một binh sĩ đã nhầm phóng viên Ahmed Omed Khpulwak với một phần tử nổi dậy khi các binh sĩ đáp trả một cuộc tấn công của các phiến quân tại thị trấn Tarin Kowt ở tỉnh Uruzgan, miền nam Afghanistan. Khpulwak là một trong số 19 người thiệt mạng.
NATO đã mở một cuộc điều tra sau khi các nguồn tin ban đầu nói rằng Khpulwak bị các phần tử nổi dậy sát hại bị nghi vấn.
Các kết quả điều tra kết luận rằng Khpulwak, 25 tuổi, đã bị một binh sĩ Mỹ bắn chết vì nhầm phóng viên này là một kẻ đánh bom liều chết.
Isaf nói cái chết của Khpulwak là thảm kịch và bày tỏ những lời chia buồn sâu sắc với gia đình anh.
Khpulwak, người từng làm việc cho hãng thông tấn Pajwak Afghan, làm việc cho BBC kể từ năm 2008.
Isaf là một lực lượng mạnh tại Afghanistan với 140.000 binh sĩ do NATO đứng đầu, với nhiệm vụ chiến đấu chống lại sự nổi dậy của phiến quân Taliban.
Mặc dù thương vong đã giảm nhẹ trong năm nay so với năm 2010 nhưng 66 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng hồi tháng trước, biến tháng 8/2011 trở thành tháng đẫm máu nhất cho lực lượng Mỹ trong cuộc chiến kéo dài gần 10 năm.
Các binh sĩ quốc tế dự kiến sẽ kết thúc các chiến dịch chiến đấu tại Afghanistan vào năm 2014.
Theo DanTri
Lầu Năm Góc ngày 7/9 cho biết đã nâng cấp báo động tại các căn cứ quân sự của Mỹ như một biện pháp phòng ngừa trước lễ tưởng niệm 10 năm xảy ra các vụ tấn công ngày 11/9.
Sau vụ khủng bố ngày 11.9.2001, Mỹ đã cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, đặc biệt về mặt an ninh. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang phải đối mặt với những mối đe doạ lớn đến từ các chi nhánh al-Qaeda tại những quốc gia bất ổn ở khắp nơi trên thế giới.
Reuters dẫn tin của hãng thông tấn ISNA, không quân Iran ngày 6/9 đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận kéo dài 10 ngày.
Sau khi Niger ngày 6/9 bác bỏ tin nhà lãnh đạo bị lật đổ của Libya, Đại tá Muammar Gaddafi đã có mặt trong đoàn xe quân sự trốn sang nước láng giềng ở phía Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày cũng nói rằng Mỹ không tin ông Gaddafi có mặt trong đoàn xe đã vào Niger từ Libya.
Philippines hy vọng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông sẽ dịu bớt sau chuyến thăm của Tổng thống Benigno Aquino tới Trung Quốc, nhưng tuyên bố tiếp tục tăng cường khả năng tuần tra hải quân với việc mua thêm tàu tuần tra Hanmilton thứ hai từ Mỹ để triển khai ở Biển Đông.
Ngay tại châu Âu văn minh của thế kỷ 21, tình trạng đối xử người lao động như nô lệ vẫn ngang nhiên tồn tại.