Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua lần đầu tiên thừa nhận rằng một máy bay do thám của Mỹ đang nằm trong tay người Iran và cho biết Washington đã chính thức yêu cầu Tehran trả lại chiếc máy bay này.

 

Chiếc máy bay do thám của Mỹ còn nguyên vẹn.
 
Phát biểu tại Nhà Trắng, nhà lãnh đạo Mỹ xác nhận: “Chúng tôi đã đề nghị được trả lại máy bay. Chúng tôi sẽ chờ xem người Iran phản ứng ra sao”.

“Về khía cạnh máy báy do thám bên trong lãnh thổ Iran, tôi sẽ không bình luận về các vấn đề tình báo bí mật”, ông Obama nói thêm.

Tổng thống Mỹ đưa ra các bình luận trên trong cuộc họp báo với Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, người hiện đang có chuyến thăm Washington.

Truyền hình Iran đã chiếu những hình ảnh về chiếc máy bay do thám RQ-170 Sentinel còn nguyên vẹn hồi tuần trước.

Tehran tuyên bố chiếc máy bay do thám đã bị bắn rơi, sử dụng chiến tranh điện tử, trong khi Washington khẳng định máy bay bị rơi do trục trặc kỹ thuật.

Hôm qua, đài truyền hình nhà nước Iran đưa tin, các chuyên gia quân sự nước này đang trong giai đoạn cuối cùng nhằm thu thập dữ liệu từ chiếc máy bay.

Một thành viên của uỷ ban an ninh quốc gia thuộc quốc hội Iran, ông Parviz Sorouri, cho biết thông tin mà họ thu thập được có thể được sử dụng để “phát đơn kiện chống lại Mỹ vì xâm phạm Iran”, sử dụng chiếc máy bay đó.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thừa nhận rằng bà không nghĩ chiếc máy bay sẽ được trả lại.

“Chúng tôi đã bày tỏ rất rõ những lo ngại. Chúng tôi đã gửi yêu cầu chính thức nhằm trả lại phương tiện đã mất. Nhưng xem xét các hành động của Iran cho tới nay thì chúng tôi không hi vọng họ sẽ trả lại”, bà Clinton nói.

Ngoại trưởng Mỹ nói thêm rằng bấp chấp những lời “khiêu khích” từ phía Iran, Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi việc tiếp cận ngoại giao với nước Cộng hoà Hồi giáo.
 
 
                                                                           Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không tham gia thỏa thuận cứu đồng euro, Thủ tướng Anh David Cameron đưa Anh vào thế bị cô lập - Ảnh: Reuters

Quốc hội Nhật thông qua hiệp định hợp tác hạt nhân với Việt Nam

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua các Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam, Jordan, Nga và Hàn Quốc, mở đường cho việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ liên quan đến hạt nhân sang các nước này.

Chuyển động quân sự tại Đông Nam Á

Một số quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực tăng cường năng lực quân sự nhằm đối phó với những thách thức mới trong thế kỷ 21.

Myanmar khẳng định không hợp tác hạt nhân với CHDCND Triều Tiên

Myanmar lần đầu tiên lên tiếng bác bỏ những lời đồn đoán rằng nước này đang hợp tác với CHDCND Triều Tiên về công nghệ vũ khí hạt nhân.

Mỹ trấn an Trung Quốc về “liên minh quân sự tại châu Á”

Trong một động thái trấn an những lo ngại của Bắc Kinh về một “liên minh quân sự tại châu Á” để “ngăn chặn” Trung Quốc, quan chức Quốc phòng Mỹ ngày 8/12 khẳng định việc Washington tăng cường các liên minh quân sự khu vực không nhằm mục đích này.

Trận Trân Châu Cảng: 3 bí ẩn còn mãi

Vào ngày kỷ niệm trận Trân Châu Cảng, các nhà lịch sử vẫn còn tiếp tục tranh luận về những bí ẩn của nó. Cuộc tấn công của quân Nhật đã tạo ra một số câu hỏi chưa có lời giải đáp lớn nhất trong lịch sử quân sự.

Putin cáo buộc Mỹ kích động biểu tình sau bầu cử

Thủ tướng Nga Vladimir Putin ngày 8-12 đã cáo buộc Mỹ kích động các cuộc biểu tình sau bầu cử ở nước này. Ông nói nước ngoài đã chi ra hàng trăm triệu USD để gây ảnh hưởng lên các cuộc bầu cử cũng như can thiệp vào tình hình Nga sau bầu cử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục