Quang cảnh phiên họp Quốc hội Myanmar ngày 23/4/2012

Quang cảnh phiên họp Quốc hội Myanmar ngày 23/4/2012

Đã xuất hiện rạn nứt đầu tiên giữa phe đối lập và chính phủ Myanmar sau khi đảng của bà Aung San Suu Kyi tẩy chay phiên họp Quốc hội đầu tiên do những tranh cãi liên quan đến lời tuyên thệ của các tân nghị sĩ.

Ngày 23/4, hai viện quốc hội Myanmar đã lần lượt nối lại các các phiên họp của kỳ họp thứ ba tại thủ đô Nay Pyi Taw sau đúng một tháng tạm hoãn. Phiên họp có sự góp mặt của 215 thượng nghị sĩ và 377 hạ nghị sĩ nhằm tiếp tục thảo luận một số dự luật sửa đổi.

Đây là phiên họp Quốc hội đầu tiên của nước này kể từ khi tiến hành cuộc bầu cử bổ sung mang ý nghĩa lịch sử hôm 1/4 nhằm bầu chọn 45 gương mặt tiêu biểu vào các vị trí khuyết thiếu ở cả hai viện quốc hội. Tại cuộc bầu cử này, đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà San Suu Kyi đã giành thắng lợi vang dội với 43 trên tổng số 45 ghế được bầu. Trong đó, có 37 ghế tại Hạ viện, 4 ghế tại Thượng viện, 2 ghế cấp khu vực và liên bang.

Tuy nhiên, ngay trong ngày họp Quốc hội đầu tiên, tất cả các nghị sĩ của NLD đều không đến dự họp vì bất đồng về nội dung lời tuyên thệ.

Hai ngày trước khi diễn ra phiên họp Quốc hội, các nghị sĩ của NLD muốn sửa lời tuyên thệ từ "giữ gìn và bảo vệ hiến pháp" thành "tôn trọng và tuân thủ hiến pháp". Tuy nhiên, đề nghị này không được Tòa án Hiến pháp và Tổng thống U Thein Sein chấp nhận.

“Chỉ khi nào ngôn từ trong lời tuyên thệ được sửa đổi thì chúng tôi mới tham gia kỳ họp Quốc hội", ông Ohn Kyaing, người phát ngôn của NLD đồng thời là tân nghị sĩ, cho biết.

Cũng theo ông Ohn Kyaing, NLD tin rằng tranh cãi về ngôn từ tuyên tệ sẽ được giải quyết ổn thỏa, song hiện chưa biết mâu thuẫn này sẽ được giải quyết như thế nào và khi nào mới được giải quyế.

Đây là dấu hiệu căng thẳng đầu tiên giữa NLD và chính phủ Myanmar kể từ sau cuộc bầu cử bổ sung, và nó diễn ra trong bối cảnh phương Tây quyết định bãi bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt đối với Myanmar sau hàng chục năm áp dụng.

EU bãi bỏ phần lớn cấm vận đối với Myanmar

Trong quyết đinh mới nhất, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí đình chỉ một loạt biện pháp trừng phạt thương mại, kinh tế và cá nhân đối với Myanmar, trừ lệnh cấm vận vũ khí.

Tại cuộc họp ở Luxembourg, Ngoại trưởng 27 nước thành viên EU đã đồng ý dừng phần lớn các biện pháp trừng phạt đối với 500 cá nhân và hơn 800 công ty của Myanmar trong vòng một năm. Quyết định sẽ có hiệu lực ngay từ cuối tuần này, nhằm mở đường cho các công ty của châu Âu được phép đầu tư vào Myanmar.

“EU đưa ra quyết định trên nhằm hỗ trợ những tiến bộ đạt được hiện nay ở Myanmar”, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà  Catherine Ashton, cho biết.

Dự kiến bà Ashton sẽ đến Myanamar trong tuần này.

Trước đó, Mỹ, Australia cũng đã nới lỏng một số biện pháp trừng phạt Myanmar, trong khi Nhật Bản xóa nợ 3,72 tỷ USD theo từng giai đoạn cho Nay Pyi Taw nhằm hỗ trợ tiến trình cải cách dân chủ, hòa giải dân tộc và phát triển của quốc gia này.

 

                                                                         Theo Dantri

 

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục