Cuối tuần qua, các lực lượng Philippines và Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập chung chưa từng có tiền lệ nhằm tập dượt việc giành lại các giàn khoan dầu mỏ và khí đốt ở ngoài khơi.

 

 

Một cảnh trong cuộc diễn tập chiếm lại giàn khoan ở mỏ khí đốt Malampaya.

 
Cuộc diễn tập được tiến hành tại hai giàn khoan đang hoạt động ở mỏ khí đốt Malampaya, nằm ngoài khơi bờ biển phía Bắc đảo Palawan.

Chỉ huy cuộc diễn tập bên phía Philippines, Thiếu tướng Hải quân Victor Emmanuel Martir, cho biết hai bên đã cử 70 quân nhân tham gia diễn tập. Phía Mỹ sử dụng các máy bay trực thăng Chinook để chở quân tham gia.

“Cuộc diễn tập có ý nghĩa rất quan trọng,vì hiện tại chính phủ Philippines đang thúc đẩy triển khai kế hoạch thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở những khu vực thuộc chủ quyền của Philippines trên biển Đông”, Thiếu tướng Martir cho biết.

Đây là một phần của cuộc tập trận chung thường niên Balikatan (Vai kề vai) giữa hải quân hai nước diễn ra từ ngày 16-27/4 và được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông sau các vụ đối đầu gần đây giữa tàu tuần duyên của Philippines và tàu hải giám của Trung Quốc.

“Diễn tập giành lại các giàn khoan bị chiếm đóng là một nội dung quan trong, nếu xét đến những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua”, Phó đề đốc Alexander Lopez khẳng định.

Phó đề đốc Alexander Lopez là chỉ huy lực lượng Philippines được giao nhiệm vụ bảo vệ mỏ khí đốt Malampay.

Trong khi đó, các quan chức quân sự Mỹ cho biết việc đưa nội dung diễn tập giành lại giàn khoan dầu khí vào khuôn khổ cuộc tập trận Balikatan năm nay nhằm phản ứng với vụ nổ giàn khoan dầu của BP và các sự kiện tràn dầu ở Vịnh Mehico hai năm trước.

Trung Quốc, Philippines tiếp tục khẩu chiến

Cuộc tập trận Balikatan diễn ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục leo thang sang tuần thứ 3 liên tiếp với các cuộc khẩu chiến từ cả hai bên.

Trong tuyên bố mới nhất, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines Trương Hoa cáo buộc chính Manila chứ không phải Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

“Trung Quốc đã rất kiềm chế cho đến thời điểm này và không làm trầm trọng thêm hình hình như một số người đã nói”, nhật báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời ông Trương Hoa khẳng định.

Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh đảo Hoàng Nham (Philippines gọi là Scarborough) trước hết phải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu vừa qua, Bắc Kinh không điều tàu hải quân đến vùng biển tranh chấp với Philippines mà chỉ là các tàu dân sự, cho dù hải quân Philippines đã chĩa súng vào các ngư dân của Trung Quốc trước.

“Trung Quốc đã cử một tàu thực thi luật biển và tàu đánh bắt cá lớn đến Hoàng Nham để liên kết với một tàu Trung Quốc khác đối đầu với tàu tìm kiếm và cứu hộ của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philipppines”, ông Trương Hoa xác nhận.

Mặc dù vậy, ông Trương Hoa cũng cho biết Trung Quốc “luôn mở rộng cánh cửa tham vấn hữu nghị" với Philipppines về vấn đề tranh chấp biển đảo.

Trước đó, Manila cáo buộc Bắc Kinh liên tiếp cử các tàu tuần duyên và máy bay tới vùng biển tranh chấp giữa hai nước, ngăn cản hoạt động bảo vệ hợp pháp của tàu tuần duyên Philippines và quấy nhiễu hoạt động của một tàu khảo cứu tại khu vực này.

Hiện tại, tàu “Ngư chính 310” hiện đại nhất của Trung Quốc đang có mặt tại vùng biển gần Scarborough/Hoàng Nham.

 

                                                                          Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người dân Philippines đòi Trung Quốc rút khỏi bãi Scarborough trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila ngày 16-4 - Ảnh: Reuters
Không có hình ảnh
Ảnh minh họa. (Nguồn: csmonitor.com)

Phương Tây đồng loạt dỡ bỏ trừng phạt Myanmar

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ sớm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Myanmar nhằm đáp lại những nỗ lực cải cách vượt bậc của chính phủ dân sự mới ở nước này. Trước đó, Australia và Nauy cũng đưa ra những tuyên bố tương tự.

Tướng Flynn sẽ đứng đầu Tình báo quân đội Mỹ?

Theo AFP, các quan chức Mỹ ngày 17/4 cho biết Trung tướng Michael Flynn, người từng chỉ trích hoạt động của tình báo quân đội ở Afghanistan là "chỉ liên quan chút ít," đã được đề cử đứng đầu cơ quan tình báo của Lầu Năm Góc.

Mỹ, Trung tán thành dự thảo lên án Bình Nhưỡng

Hãng tin Kyodo dẫn lời các nhà ngoại giao ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho hay Mỹ và Trung Quốc hôm 15-4 đã đồng ý dự thảo tuyên bố lên án hành động phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.

Mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên và thế tiến thoái lưỡng nan của Hàn Quốc

(HBĐT) - Hàn Quốc đã quyết định không công khai kết quả của chiến dịch tìm kiếm các mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên sau khi nó rơi xuống Hoàng Hải sau vụ phóng thất bại hôm 13/4.

Mỹ - Philippines tập trận giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc

(HBĐT) - Bất chấp căng thẳng đang gia tăng với Trung Quốc, từ ngày 16/4, hàng trăm binh sĩ Mỹ và Philippinessẽ bắt đầu cuộc tập trận chung trong gần hai tuần ở Biển Đông nhằm tăng cường liên minh quân sự trước những lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh.

LHQ: Vụ phóng tên lửa Triều Tiên vi phạm 2 nghị quyết trừng phạt

Liên hợp quốc hôm qua đã gọi việc Triều Tiên phóng tên lửa, vốn vỡ ra thành nhiều mảnh ngay sau khi được phóng lên, là một điều đáng tiếc và vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục