Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: HRG.
Nga lấy làm tiếc rằng một số nhóm thuộc phe đối lập Syria đã bác bỏ thỏa thuận mà hội nghị quốc tế về vấn đề Syria đạt được cuối tuần qua tại Geneva, Thụy Sĩ, trong khi đó phương Tây lại cố tình "xuyên tạc" thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm kế hoạch chuyển giao chính trị để chấp dứt chấm dứt bạo lực đẫm máu kéo dài hơn một năm qua ở quốc gia Trung Đông này.
Phát biểu trước báo giới ngày 3.7 tại Mátxcơva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đưa ra tuyên bố trên, đồng thời nhấn mạnh rằng sự đồng thuận được thể hiện trong tuyến bố chung của hội nghị tại Geneva là bước đi quan trọng để thống nhất lập trường của tất cả thành viên cộng đồng quốc tế và các phe phái ở Syria về việc phản đối sử dụng vũ lực và chỉ giải quyết cuộc xung đột hiện nay bằng con đường hòa bình.
Theo ông Lavrov, hội nghị này tạo ra những cơ hội rất tốt và cộng đồng quốc tế cần tận dụng để buộc tất cả các bên ở Syria chấm dứt bạo lực và ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, ông cho rằng đại diện một số nước tham dự hội nghị này đã đưa ra những tuyên bố công khai bóp méo các thỏa thuận đạt được, khiến một số nhóm đối lập ở Syria tuyên bố tẩy chay kết quả hội nghị.
Cũng tại cuộc họp báo này, Ngoại trưởng Lavrov cho biết ông sẽ gặp các thủ lĩnh đối lập Syria ở thủ đô Mátxcơva vào tuần tới để thảo luận về khả năng chấm dứt bạo lực ở quốc gia Trung Đông này. Nga sẽ tận dụng cuộc gặp tới để thúc đẩy nỗ lực nhằm chấm dứt bạo lực và khởi động một cuộc đối thoại giữa chính phủ với tất cả các nhóm đối lập ở Syria càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Mátxcơva sẽ không tham dự cuộc gặp cái gọi là Nhóm "Những người bạn của Syria", dự kiến diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp, vì cho rằng những cuộc gặp kiểu này chỉ nhằm huy động sự ủng hộ cho mục đích khiến cuộc đối đầu ở Syria trở nên căng thẳng, chứ không phải tạo điều kiện cho cuộc đối thoại toàn dân mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Trong khi đó, đánh giá kết quả hội nghị Giơnevơ, người phát ngôn của Đặc phái viên chung Liên hợp quốc và Liên đoàn Arab (AL) Kofi Annan, ông Ahmad Fawzi cho rằng cần thực hiện một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Syria dù "sẽ còn một lộ trình dài và khó khăn", song bày tỏ tin tưởng rằng những cam kết được đưa ra tại Giơnevơ là "thành thực và nếu được thực hiện sẽ có tác dụng".
Theo Báo Laodong
Lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành dầu mỏ của Iran chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay trong khuôn khổ các nỗ lực quốc tế nhằm buộc Nhà nước Hồi giáo này phải từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi.
Hôm nay, Ủy ban bầu cử Ai Cập sẽ chính thức thông báo kết quả cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên của nước này kể từ khi cựu Tổng thống Hosni Mubarrack bị lật đổ hồi tháng 2/2011.
Theo các nguồn tin nước ngoài, ngày 22-6, Hội nghị cấp cao LHQ về phát triển bền vững (Rio+20) tại Ri-ô đề Gia-nây-rô của Bra-xin đã kết thúc, sau ba ngày họp. Hội nghị diễn ra căng thẳng và cuối cùng đã đạt được đồng thuận về văn bản chính trị có tên "Vì tương lai chúng ta mong muốn", dài 53 trang.
Các vụ tham nhũng đang tăng lên ở Trung Quốc. Năm 2007, Trung Quốc mới thành lập Văn phòng chống tham nhũng quốc gia.
Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ ngày 21.6 tuyên bố đã giành được hợp đồng trị giá 87,8 triệu USD bán các radar kiểm soát hỏa lực trên không APG-68(V)9 cho Thái Lan, Iraq và Oman để trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16 của ba nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho rằng cuộc tranh cãi về vấn đề phòng thủ tên lửa giữa Nga và Mỹ sẽ không được giải quyết bất chấp việc Tổng thống Barack Obama có tái đắc cử vào tháng 11 hay không.