Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Thái-lan nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Thái-lan nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.

Trong chuyến thăm Thái-lan mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng tham gia dự án đường sắt cao tốc trị giá hàng tỷ USD của Thái-lan nối Băng-cốc đến Vân Nam, coi đây là điểm nhấn mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

 

Dự án đường sắt được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Thái-lan, tăng cường kết nối trong khu vực. Khu vực tây - nam Trung Quốc đang phát triển và sẽ trở thành một lực lượng chính định hướng sự tăng trưởng của Trung Quốc, do đó, sự kết nối qua hệ thống đường sắt cao tốc giữa khu vực này với các nước Ðông - Nam Á sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham gia.

Theo Tân Hoa xã, tuyến đường sắt cao tốc nói trên có nhiều ưu điểm, tránh được những bất cập trong lưu thông vận tải hiện nay của cả hai nước, đồng thời vận chuyển người và hàng hóa nhanh hơn, giá rẻ hơn. Nó cũng làm cho ngành công nghiệp đường sắt ở hai khu vực phát triển, đem lại sự phát triển chung cho cả hai phía. Về phía Thái-lan, các nhà kinh tế cho rằng, hệ thống đường sắt trị giá hàng tỷ USD sẽ đẩy nhanh tốc độ vận chuyển người và hàng hóa cho Thái-lan, kích thích tiêu dùng nội địa và thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng.

Nằm ở trung tâm của Ðông - Nam Á, Thái-lan được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm hậu cần của khu vực, tuy nhiên, hệ thống đường sắt lạc hậu của Thái-lan đã cản trở mục tiêu đó. Hệ thống này bị tụt hậu so tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái-lan và không thỏa mãn được nhu cầu kinh doanh và du lịch ngày càng gia tăng. Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước năm 2011, chính quyền Thủ tướng Thái-lan Dinh-lắc Xin-na-vắt quyết định đem lại một diện mạo mới cho ngành đường sắt. Tháng 9 vừa qua, QH Thái-lan đã thông qua dự án trị giá khoảng 70 tỷ USD nhằm hiện đại hóa và mở rộng mạng lưới giao thông trong nước, trong đó có ngành đường sắt. Theo đó, lấy trung tâm là Băng-cốc, Thái-lan sẽ xây dựng một mạng lưới đường sắt cao tốc nối các tỉnh lớn của Thái-lan với nhau và với các quốc gia láng giềng, như Trung Quốc, Lào, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po.

Hệ thống này gồm bốn tuyến đường chính. Ðó là: Băng-cốc - Pít-xa-nu-lốc, trải dài tới Chiềng Mai, điểm đến du lịch và trung tâm hậu cần ở miền bắc; Băng-cốc - Ra-khon Rát-cha-xi-ma, được mở rộng tới Noọng-khai, được coi là cửa ngõ tới Thủ đô Viêng Chăn của nước láng giềng Lào; Băng-cốc - Ray-ông, cảng nước sâu và khu nghỉ biển ở miền đông; và Băng-cốc - Hủa Hin, trung tâm du lịch và là cửa ngõ tới khu vực miền nam. Trong dự án nêu trên, tuyến đường sắt phía bắc nối Băng-cốc với Noọng-khai thu hút sự chú ý nhiều nhất vì nó đi qua Lào và nối với tỉnh Côn Minh ở phía tây - nam Trung Quốc. Giai đoạn một của dự án dự kiến hoàn tất vào năm 2020, đưa Thái-lan trở thành nước đầu tiên trong ASEAN có dịch vụ đường sắt cao tốc.

Nhiều nhà phân tích và chuyên gia Thái-lan cho rằng, Trung Quốc có công nghệ đường sắt cao tốc có ưu điểm về giá cả, công nghệ và kinh nghiệm so một số đối tác khác, phù hợp đòi hỏi hiện tại của Thái-lan. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Thái-lan và Thái-lan là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong ASEAN. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều song phương đạt gần 70 tỷ USD, hai bên phấn đấu nâng mức này lên 100 tỷ USD vào năm 2015.

Khôngchỉ gắn kết trong hợp tác về kinh tế, Thái-lan còn có một vị trí địa chiến lược quan trọng trong các liên kết khu vực phía nam Trung Quốc với các nước Ðông - Nam Á. Trong các chuyến thăm tới Ðông - Nam Á mới đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều tìm cách tăng cường đầu tư vào các kế hoạch kết nối, nhất là hành lang Bắc - Nam. Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Trung Quốc và Thái-lan có tiềm năng lớn trong hợp tác đường sắt và coi đó là điểm nhấn mới trong quan hệ đối tác chiến lược song phương.

 

                                                                    Theo Báo ND

 

Các tin khác

Các đại biểu của các nước ASEAN tại lễ khai mạc ARDEX-13 tại Hà Nội sáng 21-10 (ảnh:VT)
Trận động đất đã làm hư hại nghiêm trọng cơ sở hạ tầng ở Bohol, Philippines (Ảnh: AP)
Ảnh lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên báo AFP
Nhà báo Mỹ Catherine Karnow (Ảnh: Khánh Lan)

Thế giới và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài tổ chức tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Quốc hội, Chính phủ, nhân sĩ nhiều nước trên thế giới và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đã bày tỏ sự ngưỡng mộ, tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hoạt động kỷ niệm 520 năm ngày ra đời phố Arbat Cổ tại Moskva

Nói tới Moskva, không ai không biết con phố Arbat Cổ nổi tiếng. Nhân dịp 520 năm ngày "sinh nhật" con phố đậm chất văn hóa này, vốn được coi là một trong những con phố lâu đời nhất của thủ đô Nga, từ ngày 1-6/10, tại Moskva diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm đặc sắc. Chương trình được chuẩn bị rất phong phú, trong đó có các chuyến tham quan miễn phí tới bảo tàng và phòng triển lãm, rạp chiếu phim trong khu vực, cũng như các buổi hòa nhạc.

Hoãn cắt giảm QE3, thị trường vẫn “thấp thỏm”

Theo TTXVN, ngày 19-9 (theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bất ngờ tuyên bố giữ nguyên quy mô chương trình nới lỏng định lượng (QE3) trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu khởi sắc. Phát biểu sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), Chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke nói rằng Fed sẽ xem xét đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm nay.

Nhật Bản và Việt Nam là đối tác chiến lược "tự nhiên" của nhau

Trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, tôi đã đi khám phá khu phố cổ Hà Nội, thăm khoảng 30 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Tháo ngòi nổ vấn đề Syria

Khi mà cộng đồng quốc tế đang nín thở chờ đợi thời khắc phát nổ của “quả bom Syria” thì bất ngờ, ngày 9-9-2013, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã công bố đề xuất “cần đặt kho vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát của quốc tế, và phải để chúng bị tiêu hủy”.

Tấn công Syria, quyết định khó khăn

Hơn hai tuần đã trôi qua, kể từ khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng tấn công trừng phạt Syria về tội đánh dân thường bằng vũ khí hóa học ngày 21-8. Tuy nhiên, cho đến nay giờ “G” (giờ khai khỏa) vẫn chưa được xác định, khiến dư luận đặt câu hỏi đâu là những khó khăn cản trở quá trình ra quyết định của Tổng thống Obama ?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục