(HBĐT) - Hôm nay, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (30-12-1955 - 30-12-2015), cũng là thời điểm Cộng đồng ASEAN được hình thành. Sáu thập niên qua đã ghi nhận những thành quả to lớn trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, cũng như những đóng góp của mối quan hệ này vào sự phát triển chung của khu vực ASEAN.

 

Dù trải qua những bước thăng trầm, nhưng trong 60 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a nhìn chung phát triển ổn định, hướng đến tương lai. Kể từ khi hai nước nâng tầm quan hệ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược vào tháng 6-2013 đến nay, quan hệ song phương giữa hai nước được củng cố và mở rộng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến an ninh quốc phòng, giáo dục… Về chính trị, hai bên duy trì các chuyến thăm cấp cao và trao đổi đoàn các cấp, giúp tạo đà đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - In-đô-nê-xi-a phát triển sâu rộng hơn. Hai bên đã ký hàng chục hiệp định và thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực làm cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ song phương. Về kinh tế, In-đô-nê-xi-a là đối tác kinh tế lớn thứ tư của Việt Nam trong ASEAN và đứng thứ 26 trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 39 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 673 triệu USD. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - In-đô-nê-xi-a đạt 5,6 tỷ USD trong năm 2014 và hai bên phấn đấu nâng lên 10 tỷ USD vào năm 2018. Dự báo, hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ có thêm nhiều chuyển biến tích cực khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời.

Đều là những nền kinh tế đang trỗi dậy và phát triển nhanh chóng, hai bên có hàng loạt tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế: In-đô-nê-xi-a là quốc gia có khoảng 17.500 hòn đảo, nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng của châu Á, châu Âu, châu Đại Dương và nhiều tuyến đường hàng không quốc tế cùng dân số hơn 250 triệu người, đứng thứ tư thế giới và tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Trong khi Việt Nam là quốc gia với 90 triệu dân, có tốc độ phát triển kinh tế cao hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương, là thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng khác. Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, hai nước đã và đang hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)...

Về giáo dục, hiện có hơn 200 học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tại các trường đại học của In-đô-nê-xi-a và con số này có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Du lịch là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Hằng năm có khoảng 50 nghìn du khách Việt Nam đến In-đô-nê-xi-a và khoảng 80 nghìn người từ In-đô-nê-xi-a đến Việt Nam.

Đại sứ Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a Hoàng Anh Tuấn nêu rõ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a là hai quốc gia chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng và lợi ích chiến lược. Hai nước đều có vị trí và vai trò quan trọng trong ASEAN, trong quan hệ quốc tế ở Đông Á và trong chiến lược của các nước lớn. Hai nước đều mong muốn duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Đông - Nam Á, mong muốn giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới sớm hoàn tất việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đều là thành viên quan trọng của Cộng đồng ASEAN. Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 không chỉ là sự kiện lịch sử, đánh dấu sự trưởng thành và bước phát triển mới của ASEAN, mà còn có ý nghĩa tích cực, nhiều chiều đối với quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - In-đô-nê-xi-a cũng như đối với các quốc gia ASEAN. Sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - In-đô-nê-xi-a sẽ là chất xúc tác, khuyến khích các quan hệ song phương khác trong ASEAN được thắt chặt và tăng cường, đồng thời góp phần nâng cao vai trò và uy tín của ASEAN ở khu vực và trên trường quốc tế.

 

                                                                     

                                                                  Theo Nhân dân điện tử

 

 

 

Các tin khác


Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục