Tháp Thạt Luổng ở Thủ đô Viêng Chăn.
Được du nhập vào Lào từ rất sớm, trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc Lào, góp phần tạo bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo của xứ sở Triệu Voi tươi đẹp.
Có dịp được đặt chân đến đất nước Triệu Voi, du khách sẽ không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ trước sự kỳ vĩ của kiến trúc chùa tháp cổ kính do người xưa tạo dựng. Chùa ở đây đẹp lộng lẫy như những tòa lâu đài, với họa tiết, hoa văn tinh xảo, nhiều mầu sắc, tô điểm lên bức tranh phong cảnh hữu tình của xứ sở này. Trong đó, có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, hằng năm đón hàng trăm nghìn du khách đến tham quan, như chùa Xiêng-thoong với kiến trúc mái tầng độc đáo, bao quanh là những miếu đường nhỏ có kiến trúc tinh xảo và những bức tường được điêu khắc, chạm trổ công phu, tái hiện những điển tích trong cuộc đời Đức Phật; chùa Xi-xa-kệt cổ kính với hàng nghìn pho tượng Phật cổ, có giá trị về văn hóa và lịch sử.
Nổi bật và ấn tượng mạnh là hình ảnh Thạt Luổng ở thủ đô Viêng Chăn. Ngọn tháp này gây ấn tượng sâu sắc cho khách tham quan bởi kiến trúc cổ đại, pha trộn giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ với phong cách truyền thống của Lào. Đặc biệt, hình tượng quả bầu ở trung tâm tháp khiến nhìn từ xa Thạt Luổng như một đài sen năm cánh nâng một bảo vật của trần gian mà tương truyền trong đó có lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi người nhập Niết bàn. Hình ảnh quả bầu này không chỉ tạo cho Thạt Luổng có dáng vẻ thanh thoát, mềm mại mà còn hàm chứa ý nghĩa cội nguồn của nhân dân các dân tộc Lào về nguồn gốc của 49 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Triệu Voi. Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc đặc biệt ấy, Thạt Luổng được đánh giá là một công trình kiến trúc văn hóa mang tính tôn giáo đặc sắc, là biểu tượng của trí tuệ, sự sáng tạo, là niềm tự hào của người dân Lào.
Bên cạnh kiến trúc chùa tháp độc đáo, Phật giáo cũng hòa vào hơi thở cuộc sống của người dân Lào. Nhà chùa được coi là trường học giảng dạy giáo lý cho người dân để trở thành những người có ích cho xã hội và ở đây mỗi người dân đều gắn bó sâu sắc với nhà chùa. Ngay khi chào đời, đứa trẻ được bố mẹ đưa lên chùa lễ Phật, cầu phúc và nhờ sư đặt tên. Khi đến tuổi đi học, cha mẹ lại gửi vào chùa để học giáo lý, kinh kệ, học cách ăn nói, đi đứng, học đạo lý làm người… Đến khi từ giã cõi đời, mọi người đều mong muốn xương cốt của mình được gửi vào chùa để được siêu thoát, bởi theo quan niệm của người Lào khi người ta chết đi tức là thuộc về cõi Phật, cõi chùa.
Chính những dấu ấn của Phật giáo trong đời sống văn hóa đã tạo mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa nhà sư với người dân ở xứ sở Triệu Voi. Nếu như người dân chăm lo cho các nhà sư về đời sống vật chất, thì nhà sư là những người chăm lo cho người dân về đời sống tinh thần. Bởi vậy, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhà sư đi chân trần, vai khoác bình bát, chậm rãi đi quanh phố để nhận lễ dâng cúng của người dân. Theo nhà sư đi khất thực là trải nghiệm thú vị cho du khách vào những buổi sớm tinh mơ trên đất nước Lào.
Thật hiếm nơi nào Phật giáo lại gần gũi, gắn bó với người dân như ở đây. Chính điều đó đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một đất nước Lào đang trên đường đổi mới. Hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trải mình vào đời sống văn hóa Phật giáo nơi đây sẽ là những trải nghiệm không thể quên cho những ai đến với xứ sở này.
Từ ngày 28-11 đến 7-12, Bộ Công thương Lào tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Viêng Chăn 2015 (EXPO 2015) tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm thương mại quốc tế Lào (Lao ITEC) ở Thủ đô Viêng Chăn.
Sáng 21-11, lệnh báo động chống khủng bố ở mức cao nhất (4/4) đã được ban hành tại Thủ đô Brussels (Bỉ) trong bối cảnh nguy cơ tấn công khủng bố vẫn hiện hữu ở nhiều thành phố lớn ở châu Âu.
Ngay sau khi giành được nhiều phiếu bầu nhất trong đảng Tự do cầm quyền, ông M.Tơn-bun, 60 tuổi đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành Thủ tướng thứ 29 của Ô-xtrây-li-a và là thủ tướng thứ tư của nước này kể từ năm 2013. Tân Thủ tướng Tơn-bun cam kết sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì quan điểm của Ô-xtrây-li-a trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Theo Sputnik và các nguồn tin nước ngoài, ngày 4-11, tại Nam Xu-đăng, máy bay vận tải AN-12 do Nga sản xuất với tổ lái gồm năm thành viên người Nga đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế ở thủ đô Giu-ba của Nam Xu-đăng, làm ít nhất 41 người chết, gồm cả người trên máy bay và dưới mặt đất. Có một thành viên đội bay và một trẻ em trên máy bay sống sót. Các nhân chứng cho biết, phần đuôi của máy bay và các bộ phận khác rơi rải rác dọc bờ sông Nin Trắng, cách sân bay khoảng 800m. Chiếc máy bay này đang trên đường tới TP Pa-lốc thuộc bang Thượng sông Nin của Nam Xu-đăng. Vụ tai nạn máy bay này xảy ra chỉ vài ngày sau khi chiếc A321 của Nga bị rơi ở Ai Cập làm 224 người chết.
Ngày 30-10, lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết vừa cứu 144 người và tìm thấy 22 thi thể, trong đó có 13 trẻ em, sau khi thuyền của người tị nạn chìm trên biển Aegean.
Ngày 23-10, tại Thủ đô Manila, Philippines, Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ hai với chủ đề “Tính đến các kết quả về bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” đã khai mạc.