Bộ trưởng Môi trường Pháp Segolene Royal. (Ảnh: AFP)
(HBĐT) - Bộ trưởng Môi trường Pháp Segolene Royal hôm qua 6/4 cho biết, đến nay đã có hơn 120 quốc gia khẳng định sẽ ký kết Hiệp định chống biến đổi khí hậu diễn ra vào ngày 22/4 tới tại New York.
Tháng 12/2015, trong Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP21) do Pháp chủ trì, gần 200 chính phủ đã cam kết cùng nhau đặt mục tiêu duy trì tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Lễ ký kết dự kiến diễn ra vào ngày 22/4 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), với sự hiện diện của khoảng 60 nguyên thủ quốc gia.
“Tôi đặt mục tiêu có khoảng 100 chữ ký, nhưng đến nay chúng tôi đã có hơn 120 chữ ký. Tập hợp được số chữ ký kỷ lục trong thời gian nhanh chóng như vậy … sẽ cho phép chúng ta bắt đầu việc phê chuẩn bản thỏa thuận”, bà Royal, chủ tịch hội nghị, cho biết.
Bản thỏa thuận dài 32 trang đồng thời kêu gọi các nước phát triển góp ít nhất 100 tỷ USD/năm, kể từ năm 2020 để giúp các nước đang phát triển trong vấn đề biến đổi khí hậu. Song điều này vẫn chưa được ghi trong phần ràng buộc pháp lý của thỏa thuận.
Thỏa thuận này chỉ có hiệu lực nếu có ít nhất 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, cùng phê chuẩn.
Theo Dantri
Ngày 10-3, Hội nghị Bộ trưởng Đối thoại Hợp tác châu Á (Asia Cooperation Dialogue – ACD) lần thứ 14 khai mạc tại thủ đô Bangkok của Thái-lan với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 34 nước châu Á. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị do Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý làm trưởng đoàn.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 10-3 cho biết, CHDCND Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn về hướng biển Nhật Bản. Động thái của CHDCND Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ đang thực hiện các cuộc tập trận chung hằng năm.
Truyền thông châu Âu nhận định, cuộc gặp giữa Chủ tịch Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô và Tổng thống Pháp P.Ô-lăng-đơ tại Điện Ê-li-dê ở Pa-ri, ngày 1-2, không chỉ đánh dấu chương hợp tác mới giữa hai nước, mà còn ghi mốc quan trọng trong tiến trình cải thiện quan hệ giữa Cu-ba và Liên hiệp châu Âu (EU). La Ha-ba-na và Pa-ri được kỳ vọng thành cửa ngõ để hai bên thâm nhập châu Âu và khu vực Mỹ la-tinh, với nhiều cơ hội mới.
Được du nhập vào Lào từ rất sớm, trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc Lào, góp phần tạo bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo của xứ sở Triệu Voi tươi đẹp.
Ngày 7-1, lễ mít tinh trọng thể kỷ niệm 37 năm Ngày chiến thắng chế độ Khmer Đỏ, giải phóng đất nước Campuchia khỏi họa diệt chủng, đã diễn ra trong khuôn viên trụ sở Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ở Thủ đô Phnom Penh.
(HBĐT) - Hôm nay, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (30-12-1955 - 30-12-2015), cũng là thời điểm Cộng đồng ASEAN được hình thành. Sáu thập niên qua đã ghi nhận những thành quả to lớn trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, cũng như những đóng góp của mối quan hệ này vào sự phát triển chung của khu vực ASEAN.