Truyền thông châu Âu nhận định, cuộc gặp giữa Chủ tịch Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô và Tổng thống Pháp P.Ô-lăng-đơ tại Điện Ê-li-dê ở Pa-ri, ngày 1-2, không chỉ đánh dấu chương hợp tác mới giữa hai nước, mà còn ghi mốc quan trọng trong tiến trình cải thiện quan hệ giữa Cu-ba và Liên hiệp châu Âu (EU). La Ha-ba-na và Pa-ri được kỳ vọng thành cửa ngõ để hai bên thâm nhập châu Âu và khu vực Mỹ la-tinh, với nhiều cơ hội mới.

 

Chuyến công du của Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô là chuyến thăm chính thức đầu tiên của lãnh đạo Cu-ba tới Pháp kể từ năm 1995, thời điểm EU đóng băng quan hệ song phương với La Ha-ba-na. Đây cũng là động thái ngoại giao nhằm đáp lại chuyến thăm Cu-ba hồi tháng 5-2015 của Tổng thống Pháp P.Ô-lăng-đơ, nguyên thủ nước phương Tây đầu tiên tới La Ha-ba-na sau hơn nửa thế kỷ Cu-ba bị bao vây, cấm vận kinh tế. Bởi thế, cuộc thăm của Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô được cả Cu-ba, Pháp và EU đặt nhiều kỳ vọng, qua đó mở rộng “cánh cửa cơ hội” trong kỷ nguyên hợp tác mới giữa La Ha-ba-na với Pa-ri và Brúc-xen.

Hợp tác Cu-ba - Pháp đang đứng trước những cơ hội thuận lợi. Pháp là nước phương Tây đi đầu trong nỗ lực khôi phục quan hệ với Cu-ba, ngay sau khi Cu-ba và Mỹ khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương. Tuy chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 10, nhưng Pháp là nhà đầu tư lớn thứ tư của Cu-ba (sau Tây Ban Nha, Ca-na-đa và I-ta-li-a). Hiện có khoảng 60 doanh nghiệp Pháp hoạt động tại Cu-ba, chủ yếu trong ngành nông nghiệp, xây dựng, du lịch, công nghiệp hàng hải, năng lượng và giao thông, trong đó có nhiều hãng lớn như Air France, Total, Bouygues, Pernod Ricard... Lượng khách du lịch Pháp tới Cu-ba liên tục tăng mạnh và xếp thứ tư trong danh sách khách du lịch nước ngoài tới đảo quốc Ca-ri-bê này.

Là một trong những chủ nợ lớn nhất của Cu-ba, gần đây Pháp đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thỏa thuận xóa khoản 8,5 tỷ USD trong tổng số 11 tỷ USD mà Cu-ba nợ nhóm 14 nước thành viên Câu lạc bộ Pa-ri. Tháng 12-2015, các chủ nợ đã quyết định xóa lãi phát sinh cho Cu-ba, Pa-ri cũng tiến hành đàm phán về khoản nợ của La Ha-ba-na nhằm đầu tư số tiền này vào các dự án phát triển tại Cu-ba, mở đường cho các doanh nghiệp Pháp tham gia thị trường mới, nhiều tiềm năng của Cu-ba. Thực tế, dù Cu-ba chưa được đánh giá là “thiên đường kinh doanh”, song phía Pháp vẫn hy vọng có thể gặt hái nhiều thành công do quốc gia Mỹ la-tinh này có nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần, những công việc mà doanh nghiệp Pháp có thế mạnh, như cải tạo hệ thống cấp nước, phát triển giao thông công cộng…

Rõ ràng, không chỉ Pháp được coi là cánh cửa để Cu-ba thâm nhập châu Âu, mà La Ha-ba-na cũng là cửa ngõ để Pa-ri tiến vào thị trường Mỹ la-tinh. Gần một năm qua, Pa-ri đã “để mắt” khu vực này, dù vẫn thiếu các mối quan hệ song phương đủ mật thiết để giúp Pa-ri tiến sâu hơn vào thị trường Mỹ la-tinh. Giới chuyên gia Pháp chỉ rõ, Pháp đã quá xa cách Mỹ la-tinh, kể từ sau chuyến thăm của cựu Tổng thống Sác Đờ Gôn kéo dài ba tuần năm 1964. Và, để giúp Pháp đảo ngược “kỷ nguyên lạnh” đó, Cu-ba là sự lựa chọn tốt nhất hiện nay.

Trên con đường hội nhập quốc tế, Cu-ba cũng nỗ lực tìm kiếm đối tác mới, mở rộng quan hệ ngoại giao phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Trong nỗ lực ấy, Pháp có thể là cầu nối giúp Cu-ba và EU sớm bình thường hóa mối quan hệ bị đóng băng từ năm 1996. EU hiện là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất của Cu-ba. Từ tháng 4-2014, hai bên đã khởi động đàm phán về thiết lập khuôn khổ đối thoại chính trị và hợp tác song phương, tuy nhiên tiến trình này vẫn trì trệ. Với vị thế trung tâm ở châu Âu và vai trò lớn trong EU, Pháp là yếu tố quan trọng thúc đẩy EU từ bỏ lập trường tiêu cực về Cu-ba, vốn là rào cản lớn nhất trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai bên.

Bối cảnh quan hệ song phương thuận lợi và triển vọng sáng từ Cu-ba đã thôi thúc lãnh đạo và doanh nghiệp Pháp chạy đua đón đầu cơ hội tại Cu-ba. Đây cũng là cơ sở để cả Pháp và Cu-ba tin tưởng, chuyến thăm của Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hai nước, được cụ thể hóa bằng các thỏa thuận, văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

 

 

Các tin khác

Tháp Thạt Luổng ở Thủ đô Viêng Chăn.
hủ tịch Quốc hội Heng Samrin (trái) và Thủ tướng Hun Sen cùng phu nhân thả chim hòa bình tại lễ kỷ niệm.

91 người mất tích sau vụ lở đất ở Trung Quốc

Ngày 21-12, lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm ít nhất 91 người mất tích sau vụ lở đất tại khu công nghiệp Liuxi, TP Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Việt Nam tham gia EXPO Viêng Chăn 2015

Từ ngày 28-11 đến 7-12, Bộ Công thương Lào tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Viêng Chăn 2015 (EXPO 2015) tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm thương mại quốc tế Lào (Lao ITEC) ở Thủ đô Viêng Chăn.

Brussels báo động chống khủng bố ở mức cao nhất

Sáng 21-11, lệnh báo động chống khủng bố ở mức cao nhất (4/4) đã được ban hành tại Thủ đô Brussels (Bỉ) trong bối cảnh nguy cơ tấn công khủng bố vẫn hiện hữu ở nhiều thành phố lớn ở châu Âu.

Những ưu tiên của Thủ tướng Ô-xtrây-li-a

Ngay sau khi giành được nhiều phiếu bầu nhất trong đảng Tự do cầm quyền, ông M.Tơn-bun, 60 tuổi đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành Thủ tướng thứ 29 của Ô-xtrây-li-a và là thủ tướng thứ tư của nước này kể từ năm 2013. Tân Thủ tướng Tơn-bun cam kết sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì quan điểm của Ô-xtrây-li-a trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Rơi máy bay tại Nam Xu-đăng, ít nhất 41 người chết

Theo Sputnik và các nguồn tin nước ngoài, ngày 4-11, tại Nam Xu-đăng, máy bay vận tải AN-12 do Nga sản xuất với tổ lái gồm năm thành viên người Nga đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế ở thủ đô Giu-ba của Nam Xu-đăng, làm ít nhất 41 người chết, gồm cả người trên máy bay và dưới mặt đất. Có một thành viên đội bay và một trẻ em trên máy bay sống sót. Các nhân chứng cho biết, phần đuôi của máy bay và các bộ phận khác rơi rải rác dọc bờ sông Nin Trắng, cách sân bay khoảng 800m. Chiếc máy bay này đang trên đường tới TP Pa-lốc thuộc bang Thượng sông Nin của Nam Xu-đăng. Vụ tai nạn máy bay này xảy ra chỉ vài ngày sau khi chiếc A321 của Nga bị rơi ở Ai Cập làm 224 người chết.

Hy Lạp cứu 144 người tị nạn trên biển Aegean

Ngày 30-10, lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết vừa cứu 144 người và tìm thấy 22 thi thể, trong đó có 13 trẻ em, sau khi thuyền của người tị nạn chìm trên biển Aegean.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục