Khi trẻ bị bắt cóc, phụ huynh không nên tự mình làm theo yêu cầu của đối tượng mà nên phối hợp và làm theo những chỉ dẫn của cơ quan công an.


"Gia đình phải có niềm tin tuyệt đối vào cơ quan chức năng, cung cấp những thông tin đã biết để dễ cho quá trình điều tra. Phụ huynh không nên tự mình làm theo yêu cầu của đối tượng mà nên phối hợp và làm theo những chỉ dẫn của cơ quan công an”.

Không thể giữ con 24/24h, nhưng...

Tháng 4 vừa qua, người dân quan tâm theo dõi vụ giải cứu bé gái Vàng Thị Máy, 3 tháng tuổi, ở thôn San 2, xã Lao Chải, Sa Pa bị bắt cóc bán sang Trung Quốc. Sau 3 ngày lần theo hành tung của những kẻ bắt cóc trẻ em, sáng 4/4, các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Lào Cai đã giải cứu an toàn cháu bé, bàn giao cho gia đình. Bé Vàng Thị Máy đã bị đối tượng Giàng A Dơ (SN 1994, ở huyện Bình Lư, tỉnh Lai Châu) cùng đồng bọn đưa sang Trung Quốc bán nhưng không được giá nên chúng đưa cháu quay trở về Việt Nam thì bị bắt giữ.

Không may mắn như bé gái Vàng Thị Máy, trong tháng 7 này, bé Trần Trung Nghĩa (6 tuổi, ở Quảng Bình) đã bị sát hại sau 5 ngày mất tích. Người dân thương cháu Nghĩa bao nhiêu thì căm phẫn kẻ thủ ác bấy nhiêu. Chị Thủy Trâm (Đồng Hới, Quảng Bình) chia sẻ, là một người mẹ có con nhỏ khi nghe tin về cháu Nghĩa, chị luôn có cảm giác bất an mỗi khi phải xa các con. Tuy nhiên, cha mẹ không thể giữ con bên mình 24/24h, chỉ mong pháp luật trừng trị thích đáng những đối tượng bắt cóc trẻ em để làm gương cho kẻ khác.

 

Phụ huynh cần dạy con cảnh giác với cả những người quen, chỉ ra cho trẻ những nguy cơ dễ bị bắt cóc (ảnh minh họa)

Anh Nguyễn Đồng (quận 1, TP.HCM) chia sẻ, gần đây trên mạng facebook có nhiều người chia sẻ thông tin về những đối tượng bắt cóc trẻ em nhưng chưa bị công an bắt giữ khiến gia đình anh thấy lo lắng. Dù anh chị đã trang bị cho con những kỹ năng phòng tránh trẻ khỏi bị bắt cóc nhưng theo anh Đồng, trẻ con rất cả tin, chỉ cần đối tượng dụ dỗ khéo một chút là trẻ tin ngay. Vì thế, khi để con ở nhà, anh luôn nhờ những nhà hàng xóm có người lớn ở nhà để mắt đến các cháu. Ngoài ra, theo anh trường học cũng cần tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho các cháu, quản lý chặt chẽ học sinh trước, sau và trong giờ học.

Theo cơ quan công an, kẻ bắt cóc thường đóng giả nhân viên giao hàng, điện, nước để tiếp cận trẻ khi người lớn không có nhà. Khi trẻ tới trường, trong lúc đợi bố mẹ đến đón, trẻ cũng dễ bị kẻ xấu tiếp cận. Dù trẻ đi với người lớn, chúng cũng có thể bám theo sau chờ cơ hội người lớn lơ là một chút là ra tay. Đôi khi chúng còn dựng hiện trường hỗn loạn để ra tay…

...Dạy trẻ tránh nguy cơ

Theo bà Nguyễn Thị An, Tổ chức Plan International Việt Nam, người lớn thường dạy trẻ cảnh giác với người lạ, nhưng báo cáo từ các vụ bắt cóc chỉ ra rằng, kẻ bắt cóc đa số là người quen với trẻ. Vì thế, phụ huynh cần dạy con cảnh giác với cả những người quen, chỉ ra cho trẻ những nguy cơ dễ bị bắt cóc, dạy con hạn chế ở những nơi chỉ có một mình, hãy đi theo nhóm bạn bè.

TS. Hà Thị Hồng Lan khuyến cáo:

Thời gian gần đây xảy ra không ít vụ bắt cóc trẻ em khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Làm gì để bảo vệ con em mình khỏi nạn bắt cóc? Nếu chẳng may trẻ bị bắt cóc phải xử lý như thế nào là điều mà người dân quan tâm.

Quan trọng nhất là bố mẹ phải gần gũi con để trẻ sẵn sàng chia sẻ. Bố mẹ hãy tin vào linh cảm của trẻ, khi trẻ nói con sợ người này người kia thì phải chú tâm tìm hiểu ngay, chứ đừng coi đấy là chuyện của trẻ con mà bỏ qua.

Hiện nay, không ít người có thói quen khoe con trên mạng xã hội và vô tình để lộ tên con, tên trường, địa chỉ nhà, thậm chí có phụ huynh cập nhật hoạt động của con từng ngày, từng giờ. Bà An cho rằng, điều này vô tình đẩy trẻ vào sự nguy hiểm bởi kẻ xấu qua theo dõi facebook sẽ biết được quy luật hoạt động của trẻ để tìm cách tiếp cận trẻ. Với những trẻ lớn sử dụng facebook, bố mẹ cần cảnh báo con không nên kết bạn với người lạ để tránh những việc đáng tiếc xảy ra.

Bố mẹ cũng cần dạy con khi trẻ bị bắt cóc thì phải làm gì. Dạy con chỗ đông người hãy hét to hết mức để gây sự chú ý của người xung quanh. Tuy nhiên đến khi còn một mình thì con không nên chống đối mà phải nghe lời để giữ an toàn cho mình, tìm cơ hội trốn thoát.

Trong trường hợp trẻ không may bị bắt cóc, bà An cho rằng, gia đình cần báo cơ quan công an. Ngoài ra, gia đình có thể gọi điện đến đường dây tư vấn 18001567, các chuyên gia sẽ cho gia đình những lời khuyên hữu ích. Trước thực tế không ít gia đình có con bị bắt cóc đã lẳng lặng làm theo yêu cầu của kẻ bắt cóc mà không báo cơ quan công an, bà An cho rằng việc này là không nên. Bởi nếu đối tượng bắt cóc trẻ em không bị xử lý, chúng sẽ có cơ hội tiếp cận với trẻ khác.

Theo trung tá, TS. Hà Thị Hồng Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân), đối tượng bắt cóc thường nhằm 2 mục đích: tống tiền (chiếm đoạt tài sản) và trả thù cá nhân. Khi trẻ bị bắt cóc, gia đình cần bình tĩnh, bí mật báo cơ quan công an thông qua số điện thoại đường dây nóng 113./.

 

                                                TheoVOV.VN

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục