Tòa án nhân dân tỉnh An Giang tuyên phạt bị cáo Cao Quốc Phong tử hình về tội "giết người”, 8 năm tù về tội "cướp tài sản”,...

Ngày 7/9, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "giết người” và "cướp tài sản” theo quy định tại Điều 93 và Điều 133 Bộ Luật Hình sự đối với Cao Quốc Phong (tên gọi khác là Tý), sinh năm 1983, ngụ tại ấp Kiến Quới, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tuyên phạt bị cáo Cao Quốc Phong tử hình về tội "giết người”, 8 năm tù về tội "cướp tài sản”, tổng hình phạt là tử hình.

Ngoài ra, buộc bị cáo bồi thường cho phía gia đình bị hại 188.572.200 đồng (đã bồi thường được 20.000.000 đồng); cấp dưỡng cho con của bị hại (bằng ½ mức lương tối thiểu theo nhà nước quy định) đến năm 18 tuổi; bồi thường cho chủ tiệm cầm đồ ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 20 triệu đồng.

 

ban an tu hinh cho ke giet nguoi tha xac xuong song hau hinh 1
Bị cáo Cao Quốc Phong tại toà
Theo cáo trạng, khoảng 14 giờ ngày 19/5/2017, Cao Quốc Phong cần tiền tiêu xài và sang Casino phía Campuchia. Phong nhớ lại, có quen biết với chị Nguyễn Thị Điệp (tên gọi khác là Vân, sinh năm 1990) làm tiếp viên quán karaoke, thường đi xe mô tô và đeo nhiều nữ trang, nên nảy sinh ý định giết Điệp để cướp tài sản. Để thực hiện, Phong chuẩn bị 1 cây dao (loại doa Thái Lan dài 30 cm) để vào túi xách, rồi điện thoại rủ Điệp đến khách sạn "Phú Quý” ở đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên (An Giang) thuê phòng nghỉ.

 

Sau khi quan hệ tình dục, lợi dụng lúc chị Điệp quay mặt chỗ khác, Phong lấy dao chém, đâm nhiều nhát vào vùng đầu, mặt nạn nhân. Thấy chị Điệp tử vong, Phong kéo thi thể nạn nhân vào phòng vệ sinh rửa sạch vết máu, sau đó tháo lấy nữ trang và hơn 10 triệu đồng tiền mặt.

Sau đó, Phong xuống tầng trệt khách sạn lấy xe máy của chị Điệp chạy đến gửi tại bãi giữ xe của một siêu thị Coopmart ở phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, sau đó Phong đi mua một vali và thuê xe taxi chở đến bệnh viện để điều trị các vết thương do trong lúc chị Điệp chống cự đã gây ra. Bệnh viện yêu cầu Phong nhập viện nhưng Phong không đồng ý và  tự đến phòng khám tư nhân để khâu các vết thương, rồi trở về khách sạn "Phú Quý” để giấu thi thể chị Điệp vào vali.

Đến khoảng 1 giờ 30 phút ngày 20/5/2017, Phong trả phòng, kéo vali chứa thi thể chị Điệp ra trước cửa khách sạn và thuê taxi chở đến khu vực bến phà Châu Giang, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang định ném xác chị Điệp xuống sông Hậu phi tang, nhưng thấy đông người qua lại, sợ bị phát hiện nên Phong tiếp tục kéo vali đến thuê phòng tại một nhà nghỉ ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang để nghỉ lại. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, Phong thuê taxi chở đến cầu Cần Thơ, khi đến giữa cầu Cần Thơ, Phong kêu xe dừng lại và khiêng chiếc vali đựng xác chị Điệp xuống để trên cầu rồi ném xuống sông Hậu phi tang sau đó gọi taxi chở Phong trở về nhà nghỉ ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Khoảng 7 giờ ngày 21/5/2017, người dân phát hiện thi thể chị Điệp nổi trên sông Hậu thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nên trình báo Công an tỉnh Vĩnh Long tiến hành khám nghiệm tử thi.

Riêng Phong, ngủ đến 10 giờ ngày 21/5/2017, Phong đem các vật dụng của chị Điệp và con dao gây án vứt vào thùng rác để phi tang. Tài sản cướp được, Phong đem bán và cầm cố lấy tiền cho mẹ ruột 4.000.000 đồng; cho vợ 1.000.000 đồng; số tiền còn lại Phong tiêu xài cá nhân và đem sang Casino phía Campuchia đánh bạc thua hết. Đến ngày 27/5/2017, Phong quay trở về Việt Nam thì bị bắt./.

                                                                                   TheoVOV.VN

 

Các tin khác


Mông Hóa nuôi dưỡng truyền thống anh hùng

(HBĐT) - Vùng đất Mông Hóa (Kỳ Sơn) ngày nay xưa kia được gọi là Mường Moóng, tên gọi Mông Hóa cũng từ chữ Mường Moóng mà ra. Từ thuở mở đất lập làng, người dân Mường Moóng đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Dưới chế độ phong kiến, lang đạo hay trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, nhân dân Mông Hóa luôn thể hiện tinh thần quật cường, anh dũng đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống giặc ngoại xâm bảo vệ bản làng, giữ gìn nền độc lập dân tộc.

Sôi nổi những ngày “đánh Tây”

(HBĐT) - Trong ký ức của họ, phần nhiều là những câu chuyện về thời kỳ đấu tranh cách mạng gian khổ. Dù đã 70 năm có lẻ nhưng trong chuyện của cụ Lê Thị Tâm, ông Giang Hồng Phúc ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), ông Nguyễn Quốc Sự, bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) vẫn vẹn nguyên một thời "đánh Tây” hào hùng...

Cư Yên anh hùng

(HBĐT) - Trong không khí ngày Quốc khánh 2/9, chúng tôi đến thăm những người lính du kích Yên Trạch năm xưa (nay là xã Cư Yên và Nhuận Trạch) để nghe họ kể lại những năm tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc. Hơn 50 năm, đến nay, mắt đã mờ, chân đã chậm, giọng nói không còn hào sảng nhưng họ chẳng hề phai mờ ký ức về những năm tháng chiến đấu oanh liệt và hào hùng.

Về nơi dùng vò rượu cần đánh giặc

(HBĐT) - Với người dân 2 thôn Yên Lương, Phú Lẫm năm xưa (nay là xã Phú Lương, huyện Lạc Sơn), chiến công dùng vò rượu cần tiêu diệt hơn 100 tên giặc của 69 năm trước mãi là niềm tự hào. Ngày nay, dù cho có sự xuất hiện của nhiều loại thức uống khác nhau nhưng với người dân xã Phú Lương, rượu cần vẫn là "người bạn” thân thiết, nhất là trong những dịp lễ, tết, hội hè.

Xây dựng phong cách người công an bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ

(HBĐT) - Lực lượng Công an nhân dân (CAND) từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Từ tháng 2/2017, toàn lực lượng công an tích cực thực hiện CVĐ "Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Đây không chỉ là khẩu hiệu, còn là mệnh lệnh từ trái tim mà mỗi người công an cách mạng khắc ghi, thực hiện.

Lực lượng vũ trang tỉnh nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu

(HBĐT) - Có một điều ít người biết, trong suốt thời gian chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, số 3, số 4 vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to. Các đơn vị LLVT tỉnh luôn đảm bảo ứng trực 100% quân số với tinh thần "có lệnh là lên đường”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục