Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị cáo buộc nhận "lại quả" cả triệu USD sau khi quyết liệt chỉ đạo vụ mua - bán 95% cổ phần AVG của MobiFone.


Sáng 19.10, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt Cáo trạng truy tố 14 bị can trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Trong số 14 bị can, có 13 bị can bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 220, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

13 bị can gồm: Nguyễn Bắc Son (66 tuổi, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông - Bộ TTTT), Trương Minh Tuấn (59 tuổi, nguyên Bộ trưởng TTTT), Phạm Đình Trọng (49 tuổi, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp Bộ TTTT), Võ Văn Mạnh (43 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (36 tuổi, nhân viên công ty AMAX), Lê Nam Trà (58 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone), Cao Duy Hải (58 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc MobiFone), Phan Thị Hoa Mai (53 tuổi, Thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) cùng 5 cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone gồm: Phạm Thị Phương Anh (44 tuổi), Hồ Tuấn (54 tuổi), Nguyễn Đăng Nguyên (43 tuổi), Nguyễn Bảo Long (47 tuổi), Nguyễn Mạnh Hùng (50 tuổi).

Riêng bị can Phạm Nhật Vũ (46 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị truy tố về tội "Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoài tội danh trên, ông Son, Tuấn, Hải, Trà còn bị truy tố "Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo cáo trạng, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng. Đây là dự án nhóm A - thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.


Hai cựu Bộ trưởng TTTT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn (từ trái qua).

Bộ TTTT là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, ông Son, Tuấn và đồng phạm ở mỗi vị trí, vai trò khác nhau tại MobiFone, Bộ TTTT, Công ty thẩm định giá AMAX đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG; thẩm định giá; sử dụng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trong đàm phán và quyết định giá mua cổ phần của AVG, trong việc lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán.

Cơ quan công tố cáo buộc, hành vi của các bị can gây thiệt hại cho Nhà nước gần 6.600 tỉ đồng.

Cáo trạng cáo buộc, dự án trên chưa được Thủ tướng ban hành quyết định chủ trương đầu tư. Song, ông Son chỉ đạo cấp dưới, trong đó có ông Tuấn (khi đó là thứ trưởng) ký Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone. Điều này vi phạm quy định Điều 31 - Luật số 67/2014/QH13.

Bên cạnh đó, giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án là 2 yếu tố quan trọng đối với dự án đầu tư, chưa được làm rõ nhưng ông Son đã chỉ đạo ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình vi phạm pháp luật.

Ngoài ra,khi phê duyệt dự án, ông Son, Tuấn... không yêu cầu MobiFone loại trừ 2 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG (đầu tư tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P) là vi phạm Quyết định số 929 ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: "Chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính trước năm 2015”.

Đặc biệt, ông Son đã chỉ đạo quyết liệt cho MobiFone phải mua cổ phần của AVG, yêu cầu thực hiện dự án trong năm 2015 và chỉ đạo cho Trà ký hợp đồng mua bán cổ phần với AVG trong tháng 12/2015. Việc này đã vi phạm quy định tại Điều 5, khoản 4 - Luật số 69/2014/QH13: "Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp”.

Trên thực tế, trước khi bán cổ phần cho MobiFone, AVG thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn. Để nâng cao giá trị AVG, Phạm Nhật Vũ đưa ra thông tin việc AVG đang được đối tác nước ngoài trả giá mua 700 triệu USD và AVG đã nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD để đàm phán với MobiFone về giá mua bán AVG. Đồng thời, Phạm Nhật Vũ nhiều lần liên hệ, trao đổi, đề nghị ông Son, Tuấn Trà, Hải... thúc đẩy việc việc mua bán nhanh chóng.

Việc AVG thua lỗ, ông Son, Tuấn, Trà, Hải biết song vẫntiếp nhận ý chí của nhau, thực hiện không đúng các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư, quy định về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone chưa được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng ông Son, Tuấn đã ký quyết định chỉ đạo Trà, Hải việc ký hợp đồng mua bán cổ phần AVG với giá gần 8.900 tỉ đồng. Cáo trạng kết luận, việc bán cổ phần, Vũ đã được lợi gần 6.500 tỉ đồng, đây là thiệt hại trực tiếp làm mất vốn Nhà nước tại MobiFone.

Việc mua bán AVG trót lọt, Vũ đã đưa cho ông Son 3 triệu USD, Trà 2,5 triệu USD, Hải 500.000 USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD.


Theo Laodong

Các tin khác


Hiệu quả tiếp nhận phản ánh xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông

Liên tiếp trong thời gian gần đây, thông qua tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trên mạng xã hội bằng hình ảnh, clip, lực lượng công an đã xác minh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), hầu hết các vi phạm về TTATGT gây bức xúc trong người dân và xã hội từng bước được xử lý theo quy định.

Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục