Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã diễn ra ngày 9-2 với hai nội dung chính là điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và chuẩn bị kỳ họp thứ 7, QH khóa XII. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tham dự phiên họp với tư cách khách mời.
Giải tỏa bức xúc cho cơ quan quản lý nhà nước và dân
Nhiều ý kiến phát biểu tại phiên họp đặc biệt lưu ý đến những vướng mắc trong các quy định của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 liên quan đến thẩm quyền giải quyết án hành chính của Tòa án nhân dân các cấp.
Theo Thường trực Ủy ban Pháp luật, do có sự không thống nhất giữa các văn bản nêu trên về quyền khởi kiện, thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án hành chính nên hiện nay ở nhiều địa phương có những trường hợp khi công dân không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND cấp tỉnh (lần 2), UBND cấp tỉnh hướng dẫn công dân khởi kiện ra tòa hành chính thì tòa án căn cứ vào Luật Đất đai để từ chối thụ lý, gây bức xúc cho người dân.
Cụ thể, Luật Đất đai quy định: “Quyết định của chủ tịch (UBND cấp tỉnh) là quyết định giải quyết cuối cùng” và “Việc quản lý và sử dụng đất đai phải tuân theo quy định của luật này”. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 cũng không quy định việc tòa án thụ lý giải quyết đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 trong các vụ việc về đất đai; trong khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2005 lại quy định, trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, đương sự có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba và nhiều thành viên UBTVQH đều đồng tình với kiến nghị của UB Pháp luật về sự cần thiết phải sửa đổi các quy định này để giải tỏa bức xúc cho người dân và cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để tránh việc “xé lẻ ra sửa từng điều một của Luật Đất đai”, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên đề nghị UBTVQH sử dụng quyền giải thích văn bản pháp luật để ban hành văn bản với nội dung, mọi loại khiếu nại tố cáo (kể cả trong lĩnh vực đất đai) đều phải thực hiện theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2005.
Như vậy sẽ bảo đảm cho người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2. Đây cũng là giải pháp được Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đồng tình.
Luật Thủ đô: Khẩn trương, nhưng không vội
Đồng ý bổ sung dự án Luật Thủ đô vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, đồng thời cho rằng nếu dự án luật này được thông qua, đi vào cuộc sống đúng dịp kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long sẽ là một việc làm rất có ý nghĩa; song nhiều thành viên UBTVQH yêu cầu ban soạn thảo chuẩn bị thật kỹ, không vội vã thông qua dự luật với tâm lý “cho kịp đại lễ”.
| |
Báo cáo của Thường trực Ủy ban Pháp luật tại phiên họp thứ 28 của UBTVQH chỉ ra rằng, dự thảo luật hiện còn có những vấn đề chưa phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, thể hiện ở các quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, về ngân sách và một số cơ chế đặc thù…
Đơn cử, về ngân sách, dự thảo quy định, ngoài tỷ lệ thưởng chung đối với các khoản tăng thu so với dự toán Trung ương giao, Hà Nội sẽ được sử dụng 100% số tăng thu còn lại, kể cả thu từ xuất nhập khẩu để đầu tư cho phát triển. Nhưng theo Luật Ngân sách Nhà nước, Chính phủ quyết định trích thưởng với tỷ lệ không quá 30% cho ngân sách địa phương.
Một số cơ chế đặc thù khác như có cảnh sát đô thị, kiến trúc sư trưởng, có đãi ngộ về tuyển dụng, sử dụng phụ cấp, mức thưởng, thù lao cũng được các thành viên UBTVQH cho rằng cần xem xét thận trọng. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị trình dự án luật tại kỳ họp QH thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (cuối năm 2010). Nhiều đại biểu thống nhất với quan điểm này.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng, không nên quy định “cứng” là để đến kỳ họp thứ 8 mới thông qua Luật Thủ đô mà tùy thuộc vào tình hình chuẩn bị và sự đóng góp, cho ý kiến của đại biểu QH. Nếu QH xét thấy có thể thông qua được ngay tại kỳ họp thứ 7 cũng rất tốt
Theo SGGP
Chiều 8-2, Cơ quan CSÐT Công an Hà Nội cho biết, 13 giờ 50 phút ngày 4-2, tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), bà Mão, quê ở Hà Nam là người giúp việc cho một công chức (đang làm việc tại một cơ quan thuộc quận Hoàn Kiếm, ở phố Bạch Ðằng, phường Chương Dương) ở nhà một mình, thì có chuông gọi cửa. Bà Mão mở cửa, thì có hai thanh niên xin vào nhà để biếu quà Tết cho chủ nhà.
(HBĐT) - Được xác định là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn ANTT và đảm bảo ANNT. Do vậy, mỗi CBCS thuộc Đội công an phụ trách xã (CAPTX) của huyện Đà Bắc luôn xác định khó khăn nào cũng phải vượt qua, nhiệm vụ nào cũng phải hoàn thành.
Mùa xuân năm nay đến sớm với gia đình anh Vàng Sì Pó, trú tại xã Pải Lủng (Mèo Vạc, Hà Giang). Bởi đứa con trai mới tròn 2 tuổi của họ vừa thoát nạn, được bà con trong bản và Công an xã cứu thoát khỏi tay bọn bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em.
Sáng nay Công an tỉnh Phú Thọ xác nhận ông Nguyễn Quang Hùng (Hạt phó Kiểm lâm thành phố Việt Trì) đang bị tạm giữ để điều tra hành vi nhận hối lộ
Ngày 6-2, Ðội Cảnh sát kinh tế Công an quận Long Biên (Hà Nội) bắt quả tang xe ô-tô khách BKS 14M-4023, do Phạm Huy Kháng, quê Tiên Du, Bắc Ninh điều khiển chở hơn hai tấn hàng lậu từ Quảng Ninh về Hà Nội tiêu thụ.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra - TPHCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND TPHCM đề nghị truy tố Phan Thị Lệ Hoa (SN 1965, ngụ quận Tân Phú TPHCM), Lâm Thị Dung (SN 1987, ngụ quận Tân Phú TPHCM), Đoàn Thị Bích Phương (SN 1983, ngụ quận Bình Tân TPHCM), Lê Ngọc Quí (SN 1956, ngụ quận Thủ Đức TPHCM), Huỳnh Văn Cảnh (SN 1958, ngụ tỉnh Bình Dương) về các hành vi “Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác”, “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “Trốn thuế”.