Thứ trưởng Lê Thế Tiệm và lãnh đạo Tổng cục XDLL - CAND, lãnh đạo Công an các tỉnh miền Trung cùng những người lính của Tiểu đoàn 10 năm xưa.
Đã nhiều lần cùng đi với những người lính, nguyên là cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 10 - An ninh vũ trang Khu V Anh hùng, trở lại chiến trường xưa tìm mộ đồng đội, chúng tôi càng thấm thía được rằng: Với họ, dù chiến tranh có lùi sâu vào quá khứ, song nghĩa tình đồng đội vẫn không thể phai nhòa...
Cuối tháng 8/1954, Đại đội 32 được thành lập chỉ có 9 đồng chí trang bị vũ khí rất thô sơ. Đơn vị này trực thuộc Trung đoàn 365 của Cục Cảnh vệ, làm nhiệm vụ tiếp cận Thường vụ Khu ủy V, đồng thời làm các việc cơ yếu, điện đài, giao liên, phát động quần chúng bảo vệ trị an nơi đóng cơ quan, xây dựng lực lượng du kích... Theo lời kể của nguyên Đại tá Nguyễn Rã, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), cũng là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10 năm xưa, thì chỉ trong một thời gian ngắn, Đại đội 32 đã tập hợp được một lực lượng cán bộ, chiến sĩ hùng mạnh, phát triển thành Tiểu đoàn 10, với biên chế từ 500-600 quân, đa số là những thanh niên tuổi mười chín, đôi mươi. Mặc dù "mỗi đứa, mỗi quê", song tất cả cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 10, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng chung chí hướng chống Mỹ cứu nước, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do cho dân tộc... Hồi ấy, chiến trường Khu V nói chung và Quảng Đà nói riêng, hết sức ác liệt; cuộc sống của người lính đầy khó khăn, gian khổ. Thế nhưng, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 10 vẫn sát cánh bên nhau, đấu cật chung lưng, đồng cam cộng khổ, để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Trong câu chuyện của cụ Rã và những người lính Tiểu đoàn 10 năm xưa đều kể cho chúng tôi nghe về những ngày tháng đói cơm, lạt muối, vậy mà họ vẫn cùng nhau gắng sức vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo vệ tuyệt đối an toàn Khu ủy Khu V và vùng căn cứ, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, lập nên bao chiến công, thành tích lẫy lừng... Trung tá Huỳnh Văn Chanh, nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 10, Ban An ninh Khu V, tâm sự: "Trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù; trong những năm, tháng phải ăn củ rừng thay cơm, đầy gian nan, khổ ải ấy, anh em Tiểu đoàn 10 chúng tôi đều xác định, không có gì cao quí hơn, vinh quang hơn là hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và ngành Công an đã giao phó. Dù cho phải hy sinh đến mạng sống của mình, cũng quyết tâm bảo vệ an toàn căn cứ cách mạng và các đồng chí lãnh đạo Khu ủy Khu V"... Ngoài những trận đánh tiêu diệt biệt kích, ác ôn... bảo vệ an toàn tuyệt đối căn cứ, cũng như các kỳ Đại hội Đảng bộ, Hội nghị lớn của Khu ủy Khu V, những người lính của Tiểu đoàn 10 vẫn không quên nhắc lại thành tích trong lao động, xây dựng nhà cửa, hệ thống hầm hào... Vào những năm 1965, 1966, quân giặc tăng cường đánh phá ác liệt vùng căn cứ Khu ủy Khu V. Để đối phó với âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, Thường vụ Khu ủy Khu V quyết định họp mở rộng trong toàn Khu ủy, triển khai, quán triệt Nghị quyết 15 của TW Đảng. Từ đó giao trách nhiệm cho Tiểu đoàn 10 phải bằng mọi giá đào hầm xuyên núi chống mưa bom và phi pháo hiệu quả, phục vụ cho Hội nghị tuyệt đối an toàn. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã hì hục đào ròng rã gần 3 tháng trời, hoàn thành một đường hầm xuyên núi với chiều dài 100m, tính từ đỉnh núi xuống đáy hầm sâu khoảng 65m, có hội trường rộng 48m2, đảm bảo cho các cuộc họp quan trọng đông người của cả Khu ủy Khu V... Với thành tích chiến đấu và lao động trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tiểu đoàn 10 - An ninh vũ trang Khu V đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quí: Anh hùng LLVTND. Đất nước hòa bình, những người lính Tiểu đoàn 10 vẫn nhớ về đồng đội năm xưa đã ngã xuống và nằm lại trên đại ngàn Trường Sơn. Do đó, sau khi lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo cho Tổng cục XDLL - CAND thành lập Ban Quy tập mộ liệt sĩ Tiểu đoàn 10, rất nhiều người xung phong vào tổ công tác, tự nguyện đi tìm đồng đội. Dù đã ở vào cái tuổi "cổ lai hy", song những người lính của Tiểu đoàn 10 năm xưa vẫn băng rừng, vượt suối để đưa hàng chục đồng đội về lại nghĩa trang quê nhà, mồ yên mả đẹp. Trong chiến tranh, những người lính của Tiểu đoàn 10 đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, chiến đấu với kẻ thù làm nên bao chiến công chói lọi, góp phần tô thắm truyền thống Anh hùng của lực lượng CAND. Và, tinh thần đoàn kết gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi, yêu thương đồng đội một thời kháng chiến ấy mãi mãi là hành trang của những người lính Tiểu đoàn 10 năm xưa trên quãng đường đời còn lại, cũng là bài học kinh nghiệm quí báu cho thế hệ trẻ CAND hôm nay và mai sau... Theo Báo CAND
Vợ chồng ông Giám đốc Nguyễn Thành Tín đã được xác định biến mất khỏi địa phương làm hàng chục người dân và nhiều ngân hàng như đứng ngồi trên đống lửa với số tiền nợ lên đến khoảng hơn 100 tỷ đồng.
(HBĐT) - Tết đến, xuân về nhu cầu đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hoá tăng đột biến, kéo theo sự gia tăng bất thường về lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông. Trong không khí tất bật, hối hả, bên dòng người, dòng xe nườm nượp ngược xuôi, những người làm nhiệm vụ giữ gìn TTATGT vẫn canh cánh nỗi niềm bởi những điều còn nặng lòng về TNGT năm Kỷ Sửu vẫn đan sen với nỗi lo khó lường của năm Canh Dần đang hiện hữu.
Bi kịch của mối tình tội lỗi đã khiến người phải chết bằng nhát cứa định mệnh, kẻ gây tội giờ "bóc lịch" trong chốn lao tù. Luật sư Hà Đăng đã kể với VnExpress.net về những tình tiết đằng sau vụ án gây xôn xao dư luận trong năm 2009.
Không còn cái vẻ mặt nhơn nhơn, kiểu nói cắn cảu, nhát gừng như những ngày đầu bị bắt, gặp lại Vũ Văn Hưng - kẻ đã bắt cóc một nữ sinh để tống tiền sau 3 ngày Tết, anh ta có vẻ tư lự, ít nói và đầy tâm trạng.
Voòng Thìn Kịt thở dài đánh sượt và bảo ước gì có thể chuộc lại lỗi lầm để người thân không phải chịu khốn khổ, tan tác như bây giờ. Mỗi đêm trôi qua, Kịt lại lo sợ thời khắc bị xử bắn.
Chỉ trong vài ngày đầu xuân Canh Dần 2010 (từ chiều 29 đến mùng 3 Tết âm lịch), số ca bị tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt như đánh nhau, say rượu tự ngã... phải nhập viện cấp cứu gia tăng. Trong số này đã có không ít trường hợp tử vong.