Theo ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa - Thông tin và Du lịch, qua công tác thanh kiểm tra bản quyền phầm mềm cho thấy, trong khi ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của các doanh nghiệp lớn, các công ty liên doanh với nước ngoài có xu hướng được cải thiện thì đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng vi phạm tràn lan hơn.
Năm 2009, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Gần 100% doanh nghiệp trong diện kiểm tra, bị phát hiện vi phạm Tiếp tục chiến dịch Thanh tra bản quyền phần mềm trong năm 2010, ngày 25/3/2010, Đoàn thanh tra liên ngành bao gồm Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã tiến hành thanh tra Công ty cổ phần Nam Hà Việt - một công ty cổ phần 100% của Việt Nam có địa chỉ tại khu CN Tân Bình, TP HCM, chuyên kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng sắt thép, có trụ sở tại khu CN Tân Bình. Đoàn Thanh tra liên ngành đã kiểm tra 50 máy tính sử dụng cho hoạt động kinh doanh của công ty và phát hiện hầu hết các phần mềm cài đặt đều không có bản quyền. Ông Đinh Duy Hưng - trợ lý Giám đốc đã ký vào Biên bản thanh tra thừa nhận hành vi sao chép, cài đặt các phần mềm trên chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu là vi phạm pháp luật và dỡ bỏ toàn bộ các phần mềm không có bản quyền. Cuối năm 2009, Đoàn thanh tra liên ngành cũng đã tiến hành thanh tra đột xuất nhiều công ty tại TP HCM và Hà Nội. Điều đáng nói là trong đợt cao điểm này, kiểm tra tới đâu, đoàn kiểm tra phát hiện vi phạm tại đó với tổng số tiền vi phạm ước tính gần chục tỷ đồng. Trong đó, tại TP HCM, gần 100% công ty kiểm tra đều phát hiện vi phạm. Đơn cử như Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co. Ltd.), có địa chỉ ở số nhà 229, phố Đồng Khởi, phường Bến Nghé; Chi nhánh Công ty CP Truyền thông Kim Cương (Diamond Media JSC), địa chỉ tại 33 phố Lê Trung Nghĩa, phường 12, quận Tân Bình; Công ty TNHH Officience Việt Nam, địa chỉ 117B Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận; Công ty TNHH Xây dựng Indochine Việt Nam, địa chỉ tầng 5, Cao ốc FaFilm, 6 Thái Văn Lung, quận 1; Công ty CP Xây dựng Petrovietnam, địa chỉ tầng 8, tháp cao ốc CT, 60A Trường Sơn, phường 2, Q.Tân Bình. Tại Hà Nội, Đoàn liên ngành cũng đã phát hiện việc vi phạm bản quyền phần mềm tại Tổng Công ty Kính xây dựng và Gốm sứ Việt Nam (Viglacera), địa chỉ tầng 16 -17, Toà nhà Viglacera, số 1 đường Láng Hoà Lạc, quận Từ Liêm, Hà Nội; Tổng Công ty Lilama Việt Nam, địa chỉ 124 Minh Khai, Hà Nội... Ngoài ra, Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra đột xuất việc sử dụng phần mềm tại Trung tâm game Cyzone thuộc TNHH và kỹ thuật số Việt Nam (ngõ Tây Sơn - Hà Nội) và phát hiện hơn 100 máy tính có cài đặt các phần mềm bất hợp pháp. Đây được xem là cửa hàng chơi game và Internet đầu tiên tại Việt
Đại diện Đoàn kiểm tra liên ngành Bộ VH-TT-DL và C15 (Bộ Công an) kiểm tra bản quyền phần mềm của một công ty tại Hà Nội.
Sẽ mở rộng diện thanh tra sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo ông Nguyễn Tấn Công, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt
Ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa - Thông tin và Du lịch cho biết: Sau gần 7 năm thực hiện chiến dịch thanh tra bản quyền phầm mềm, một tín hiệu tích cực có thể thấy rõ là rất nhiều các doanh nghiệp liên doanh, các công ty nhà nước lớn đã chấp hành rất tốt việc tuân thủ quyền tác giả phần mềm. Ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của cộng đồng doanh nghiệp đã cải thiện. Những nỗ lực đáng ghi nhận từ phía Chính phủ và doanh nghiệp chính là một trong những lý do khiến Việt Nam được Liên minh phần mềm doanh nghiệp quốc tế (BSA) đánh giá một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm giảm, từng bước thoát ra khỏi 10 quốc gia bị đánh giá là có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới (báo cáo của BSA năm 2006).
Cũng theo ông Vũ Xuân Thành, qua công tác thanh kiểm tra cho thấy, trong khi ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của các doanh nghiệp lớn, các công ty liên doanh với nước ngoài có xu hướng được cải thiện thì đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng vi phạm tràn lan hơn.
Ông Thành khẳng định: Năm 2010, hoạt động thanh tra đã, đang và sẽ đựơc thực hiện một cách công bằng, toàn diện trên tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế cũng như quy mô doanh nghiệp; hình thức thanh tra sẽ ngày càng mở rộng, triệt để và hiệu quả hơn trên tất cả các lĩnh vực
Theo Báo CAND
Từ đầu năm 2010, trên tuyến QL10 qua Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Thái Bình liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ cướp tài sản. Có những vụ đối tượng sử dụng cả ôtô, súng quân dụng, dao kiếm và bình xịt hơi cay để gây án.
Báo CAND đã thông tin về vụ trọng án đặc biệt nguy hiểm xảy ra tại xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương)… Bằng sự nỗ lực của các lực lượng nghiệp vụ, đến cuối tháng 3, Trần Văn Công và Thân Văn Cường, hai đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm trong băng nhóm giết người đã được dẫn giải an toàn từ Campuchia về Việt Nam.
(HBĐT) - Vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường - Sở Công thương đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra liên ngành cùng 11 đoàn kiểm tra liên ngành của các huyện, thành phố thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hoá về các nội dung: Vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng cấm lưu thông, vi phạm quy chế ghi nhãn…
Để bán được thiết bị tiết kiệm điện, người bán đã sử dụng thủ thuật, đặt công tơ đang quay ra trước mặt khách hàng, sau đó cắm thiết bị và tắt bớt bóng đèn, tức thì công tơ quay chậm lại. Người tiêu dùng bị loá mắt nên đổ đi mua.
Công an TP Lạng Sơn vừa khám phá thành công vụ án mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng tang vật bắt giữ 30 bánh heroin.
Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Hội nghị cấp cao ASEAN 16 và các sự kiện khác trong năm Chủ tịch ASEAN là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2010 của Lực lượng Công an, vì vậy đòi hỏi phải huy động sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, trong đó Lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt. Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Hội nghị, sự kiện cấp cao ASEAN, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an lập Tiểu ban An ninh Hội nghị ASEAN 2010.