Sau hai tháng tranh nhau mua đất Ba Vì, đến thời điểm này, đất được rao bán nhan nhản nhưng không có khách mua. Sự "rút chạy" muộn màng đang làm nhiều nhà đầu tư mệt mỏi, chán nản và không ít người phải đối diện với những khoản nợ nần vì gom đất...

Hết tranh mua đến thời tranh bán

Liên lạc với số điện thoại rao bán mảnh đất có diện tích 3.700m2 đăng trên mạng với giá 1,5 tỷ đồng, chúng tôi được hướng dẫn tận tình đường đi cụ thể đến xem đất vì người rao bán đang ở… Hà Nội (cũ). Lô đất vuông vắn, có thể coi là khá đẹp nằm thoai thoải từ trên đồi xuống thuộc địa phận xã Tiên Phong, cách quốc lộ 32 chỉ 500m. Nhưng, có đến già nửa số đất này là đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất nuôi trồng thủy sản. Chỉ có 1.556m đất có sổ đỏ, còn lại đều thuộc đất 50 năm. Người rao bán cũng không phải là người đứng tên sở hữu lô đất này, chủ nhân thực sự hiện đang sống ở thị trấn Tây Đằng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, lô đất trên đã được rao bán từ cách đây gần 3 tuần nhưng chúng tôi là người đầu tiên lên "ngắm nghía". 

Một lô đất nằm ngay mặt đường lớn đối diện với Trung tâm Bò và Thỏ Ba Vì thuộc Nông trường Đồng cỏ và Bò sữa Ba Vì cũng đang được rao bán với giá 480 triệu đồng. Lô đất có mặt tiền 8m chạy sâu vào 80m, chưa kể 20m đất lưu không phía trước này là đất được Nông trường Đồng cỏ và Bò sữa Ba Vì giao cho nông dân nhưng họ đã tự ý bán qua tay nhiều người.

Chủ hiện tại của lô đất thấy chúng tôi tỏ ý ngần ngại vì đất không có sổ đỏ cho biết: "Các chị yên tâm đi, nếu các chị đang ở trên đấy thì cứ hỏi dân xung quanh mà xem. Cả dãy chạy dài mấy km mà người ta đã xây nhà ở đều là đất nông lâm trường hết, làm gì có sổ đỏ".

Đất rao bán nhưng chẳng có người mua.

Rất nhiều trường hợp người dân được giao đất nông lâm trường đã tự ý bán, thậm chí gửi cả hợp đồng khoán nhận đất cho các văn phòng nhà đất để bán với giá cao trong cơn sốt đất Ba Vì vừa qua. Một "cò" đất đã cho chúng tôi xem bản hợp đồng khoán nhận đất của chị N. và Nông trường Việt Nam - Mông Cổ như bằng chứng đảm bảo. Hợp đồng mua bán đất cũng chỉ là hợp đồng viết tay, không có bất cứ sự chứng nhận nào từ phía chính quyền địa phương hoặc lãnh đạo nông trường chủ quản. Dù là trái phép nhưng người ta vẫn ngang nhiên mua bán, một lô đất có thể được "lướt sóng" 5 - 6 lần, và đến thời điểm này, ai là người cuối cùng mua đều phải hái "quả đắng". Hàng trăm tin rao bán đất Ba Vì đăng nhan nhản trên các tờ báo, trang web… mãi mà không có người mua.

Không khó khăn gì tìm gặp những nhà đầu tư mong "lướt sóng" nhưng lại gặp "bão". Một anh bạn đang công tác tại Trường ĐH Giao thông vận tải tự tìm đến tôi với mong muốn nhờ đăng tin bán đất trên báo. Anh tâm sự: "Tối nào vợ cũng cằn nhằn, lôi chuyện đất cát ra đay nghiến. Cũng phải thôi, tiền hai vợ chồng gom góp tính mua căn hộ chung cư trả góp nho nhỏ để ở riêng, mình lấy đem đi đầu tư đất. Giờ thì rao rẻ cũng chẳng ai bán, mà thời điểm phải nộp tiền mua nhà đến cận kề rồi". Anh cay đắng nói tiếp, mình làm gì có kinh nghiệm, cứ thấy người ta nhao lên mua rồi mua theo, nào ngờ… Lúc mua, anh phải mua với giá 6 triệu đồng/m2, nhưng giờ, rao 5 triệu cũng không có khách hỏi. Nhiều trường hợp nhà đầu tư nhỏ lẻ đi vay tiền, gom góp để mong đổi đời cũng đang chờ hái quả "đắng" vì nhiều khả năng, "bong bóng" xẹp không có cơ cứu vãn.

Sự vào cuộc muộn mằn của địa phương

Hàng loạt các văn phòng môi giới nhà đất vừa được mở vội vàng tại các xã Vân Hòa, Tản Lĩnh, Tiên Phong… đều đóng cửa im ỉm. Mới đây, UBND huyện Ba Vì có văn bản gửi UBND các xã nghiêm cấm hành vi mua bán trái phép đất tại nông trường. Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, "cơn sốt" đất tại địa phương chỉ là "sốt ảo", số người mua đất để làm nhà ở không nhiều mà hầu hết là mua để đầu cơ.

Hiện nay, UBND huyện Ba Vì đã thành lập một tổ công tác chuyên trách để rà soát việc vi phạm đất đai trên địa bàn một số xã, như: Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh để xử lý trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, sự vào cuộc này xem ra khá muộn mằn khi những mảnh đất thuộc quản lý Nhà nước đã bị băm vằm ra để bán chác. "Bong bóng" bất động sản ở Ba Vì đã vỡ nhưng không phải do sự vào cuộc của chính quyền địa phương mà bắt nguồn từ chính sự non nớt và thiếu kinh nghiệm của các nhà đầu tư. Tin vào tin đồn và không có sự phân tích chính xác đã khiến nhiều người ôm giấc mộng làm giàu từ buôn bất động sản giờ trở thành nạn nhân của "cơn sốt ảo".

Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam cho biết, Bộ Xây dựng đã đề nghị Hà Nội không cho sang tên, đổi chủ những trường hợp đất chưa đủ thủ tục, giấy tờ và chưa nộp thuế để hạ giá "cơn sốt" đất. Việc quản lý đất nông trường, đất rừng còn lỏng lẻo và chồng chéo dẫn đến mua bán, chuyển nhượng lộn xộn mà chính quyền địa phương không kiểm soát được.

Ông Nam cho biết, sắp tới, Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành quy định đối với đất giao có thời hạn như đất rừng, đất canh tác không được tự do chuyển nhượng mà chỉ được chuyển nhượng có điều kiện (về đối tượng, thời gian sử dụng đất) để hạn chế việc mua đi bán lại trong thời gian ngắn làm lộn xộn thị trường

                                                                                     Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đối tượng Lò Văn Sam.
Nữ tử tù Nguyễn Thị Ngọc.
Không có hình ảnh

Giám đốc Công an Hà Nội: “Bỏ những gì không có lợi cho giao thông”

“Người ta có thể làm, có thể phá bỏ và đó là chuyện bình thường trong giao thông”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội trao đổi với PV Dân trí xung quanh việc dỡ bỏ nút chặn tại các ngã tư.

Công an tỉnh: Tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

(HBĐT) - Công an tỉnh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và sơ kết công tác công an 6 tháng đầu năm 2010.

“Nhiều bài học từ vụ án giết người tại chung cư G4”

Hai tuần sau khi vụ án được khám phá, PV Chuyên đề ANTG đã trở lại ngôi nhà số 7 Thiền Quang, trò chuyện cùng Đại tá Nguyễn Đức Chung về những điều còn chưa nói tới ở đằng sau vụ án giết người đặc biệt man rợ này...

Kết thúc điều tra vụ án buôn bán 120 bánh heroin

Đại tá Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma tuý, Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa kết thúc điều tra, chuyển Viện KSND tối cao hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố các bị can trong vụ án buôn bán 120 bánh heroin.

Dùng tài khoản ảo, lừa lấy máy tính

Sau khi liên hệ và thoả thuận mua 2 máy tính với giá 26,6 triệu đồng, Tiên ra ngân hàng in số dư tiền trong tài khoản sau đó cạo sửa thêm số và photo lại fax qua Công ty CMC. Sau khi giao hàng, kiểm tra lại, công ty mới tá hỏa phát hiện trong tài khoản chỉ có 600.000 đồng.

Nhiều chiêu ăn cắp nước sạch

Một số hộ đã lắp thiết bị phụ vào trước mặt đồng hồ làm đồng hồ ngừng hoặc quay chậm lại, hay không dùng nước qua đồng hồ mà trích một đường trước đồng hồ vào nhà để sử dụng. Khó phát hiện nhất là “chiêu” đục ống nước dưới đất, thanh tra ngành nước muốn bắt quả tang thì phải theo dõi trong một thời gian dài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục