Trung úy Dư Xương Lâm.

Trung úy Dư Xương Lâm.

Liêm khiết, nhiều lần không nhận hối lộ, Trung úy CSGT Dư Xương Lâm đã góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của người Cảnh sát trong ánh mắt người dân.

Vinh dự trở thành một trong số 13 gương mặt tiêu biểu nhất của TP Hồ Chí Minh chuẩn bị ra Hà Nội báo cáo, tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc, Trung úy Dư Xương Lâm là cán bộ tuần tra điều hòa giao thông, Đội CSGT trật tự phản ứng nhanh, Công an quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Trung úy Dư Xương Lâm được phân công làm nhiệm vụ điều hòa giao thông các giao lộ ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh (cổng Khu chế xuất Tân Thuận) và ngã ba Huỳnh Tấn Phát - Bùi Văn Ba, phân luồng cho xe chạy giờ cao điểm hướng lên cầu Tân Thuận 1 và 2. Đây là khu vực lưu thông xe tải, xe container chở hàng rất lớn, đồng thời là một trong những khu vực có số lượng công nhân làm việc đông nhất TP Hồ Chí Minh.

Tổ công tác lại chỉ có 2 đến 3 người nhưng bất kể ngày nắng hay mưa, cứ đúng từ 6h đến 9h sáng và 4h đến 6h30' chiều là đều chốt trực. Nắng nóng, bụi bặm, vất vả là thế nhưng thi thoảng dư luận lại ì xèo chuyện Cảnh sát giao thông nhận hối lộ. Những ánh mắt nghi ngại của người dân tham gia giao thông luôn khiến Dư Xương Lâm trăn trở. Trong khi đó, kinh nghiệm công tác cũng cho thấy, phần lớn người dân vi phạm Luật Giao thông lại đều muốn phạt tại chỗ hoặc đưa tiền nhiều hơn để được bỏ qua lỗi vi phạm.

Quyết tâm thay đổi cái nhìn không tốt, anh cương quyết làm đúng mọi quy trình kể từ việc ghi rõ ràng mọi mục khi lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật để người vi phạm không thể cự cãi và cho rằng bị… xử ép. Hết ca trực, toàn bộ biên bản được nộp ngay cho bộ phận xử lý của đội.

Rất nhiều các quy định khác nhằm ngăn chặn việc Cảnh sát lạm dụng quyền hạn đều được thực hiện triệt để: không mang điện thoại di động, mang theo không quá 50.000 đồng khi làm nhiệm vụ, thổi xe vào phải lập biên bản… Với những người vi phạm khi tham gia giao thông đưa tiền hối lộ, Dư Xương Lâm kiên quyết không nhận.

Nếu giải thích 2 lần mà người vi phạm vẫn tiếp tục ngoan cố, anh sẽ lập biên bản. Cứ như thế, từ năm 2005 đến nay, Trung úy Dư Xuân Lâm đã lập biên bản gần 130 trường hợp hối lộ CSGT với tổng số tiền trên 17 triệu đồng. Anh cũng vinh dự được nhận rất nhiều bằng khen, giấy khen của Ủy ban, Ban giám đốc Công an các cấp, 5 năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ tiên tiến…

Được biết, ở vị trí công tác nào, Trung úy Dư Xương Lâm cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp trên tín nhiệm, nhân dân tin yêu, trở thành tấm gương điển hình về tính liêm khiết

                                                                               Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các học viên Trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh tham dự phiên tòa lưu động xét xử đối tượng Trần Ngọc Điệp về hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Đội CSGT đường thủy, Công an tỉnh kiểm tra công tác đảm bảo ATGT của các chủ tàu tại khu vực cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh, TP Hoà Bình.

Cùng nông dân xuất ngoại đánh bài

Nhiều nông dân bỏ ruộng, bỏ chuyện làm ăn để đi theo tiếng gọi "đổi đời" ở bên kia biên giới. Để rồi từ các casino vùng biên trở về, họ bán ruộng, bán đất, gia đình tan nát.

Làm giả hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội

Qua "môi giới" của Tính, Đức đã nhận tiền rồi làm hồ sơ giả cho Hoàng Thị Yến để làm thủ tục hưởng chế độ mất sức lao động.

Hải Phòng: Đánh sập “siêu thị ma túy”

7h20' ngày 20/6, các mũi trinh sát của Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý - Công an TP Hải Phòng phối hợp cùng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã bất ngờ tập kích, đánh "sập" một... "xóm" ma túy đặc biệt nguy hiểm nằm trên QL5 với 7 "ki-ốt" bán lẻ.

Nuôi con... ảo

Để được mua thêm nền đất tái định cư, hai vợ chồng bàn nhau ly dị giả và nuôi con... ảo. Nhưng hậu quả người trong cuộc phải gánh chịu lại không lường...

Công an TP.Hòa Bình: bắt gọn đối tượng cướp giật trên đường

(HBĐT) - Trong những ngày đầu tháng 6/2010, Công an thành phố Hòa Bình đã bắt giữ một nhóm đối tượng chuyên cướp giật giữa ban ngày tại địa bàn Phường Đồng Tíên, Phương Lâm.

Nỗi buồn sơn nữ "xuống tóc"

Nền kinh tế thị trường cùng hệ lụy của nó đã làm xáo trộn cuộc sống và văn hoá nhiều bản làng vùng cao, rất nhiều phụ nữ dân tộc đã từ bỏ "cái góc con người", đáng buồn là hầu hết họ chấp nhận "xuống tóc" vì gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nghiêm trọng hơn, có chị em đã bị đánh cắp và cướp đi mái tóc của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục