Trung tâm trợ giúp pháp lý tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn
(HBĐT) - Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh có chức năng là cầu nối của người dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách với pháp luật. Trong những năm qua, trung tâm không chỉ tiến hành việc tuyên truyền, trợ giúp tại trung tâm, các chi nhánh mà còn tổ chức hàng trăm buổi trợ giúp pháp lý lưu động kết hợp với phổ biến những chính sách ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, giúp họ nhận thức rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để yên tâm sản xuất, hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định an ninh chính trị ở cơ sở.
Có mặt tại buổi trợ giúp pháp lý lưu động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức tại xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn, chúng tôi đã phần nào hiểu được sự cần thiết của hoạt động tư vấn pháp luật này. Bất chấp cái nắng gay gắt giữa hè, số bà con kéo đến tham dự buổi trợ giúp ngày càng đông. Ngay sau khi tư vấn viên phát phiếu lấy ý kiến, bà con bàn luận sôi nổi và nhanh chóng đưa ra những ý kiến, thắc mắc. Vấn đề nổi cộm nhất trên địa bàn được đa số người dân quan tâm là vị trí qui hoạch bãi rác của xã; chế độ chính sách cho người có công, người khuyết tật; khiếu kiện về đất đai…. Tư vấn viên lần lượt giải đáp từng ý kiến thắc mắc của nhân dân căn cứ trên các văn bản pháp luật đã được ban hành. Đặc biệt, tư vấn viên đã lồng vào đó những thông tin, qui định mới được ban hành, gắn liền với chế độ cho người dân như trước đây người tàn tật thuộc hộ nghèo mới được trợ cấp nay thì chỉ cần là đối tượng người tàn tật là được trợ cấp. Bên cạnh đó, tư vấn viên còn hướng dẫn bà con cách thức tiến hành từng loại thủ tục giấy tờ, hồ sơ cho đúng qui định. Kết thúc buổi tư vấn, do thời gian hạn hẹp nên có một số ý chưa được giải đáp vẫn nhưng đa phần người dân đều cảm thấy hài lòng.
Trao đổi với chúng tôi sau buổi trợ giúp, đồng chí Lưu Văn Thường, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh cho biết: “Muốn có một buổi trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả thì công tác chuẩn bị đóng vai trò quyết định. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, các vấn đề mà người dân yêu cầu trợ giúp ngày càng nhiều và phức tạp. Do đó, chúng tôi phải luôn ý thức không ngừng nâng cao chất lượng các buổi trợ giúp pháp lý lưu động để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhân dân”.
Vùng ưu tiên của hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động hiện nay là các khu vực khó khăn , đang triển khai dự án xây dựng, khu vực tái định cư… là nơi tồn tại nhiều bức xúc, thắc mắc hơn cả. Trợ giúp pháp lý lưu động về cơ sở là hình thức trợ giúp pháp lý phù hợp với địa bàn tỉnh ta. Trung tâm đã chú trọng củng cố, kiện toàn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tư vấn viên, cộng tác viên cơ sở để đảm bảo khả năng giải đáp chính xác, đầy đủ mọi ý kiến của nhân dân. Bên cạnh đó, thông qua đội ngũ cán bộ tư pháp, cán bộ địa phương, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tiến hành khảo sát, tiếp thu, tổng hợp lại những vấn đề được người dân quan tâm hàng đầu, từ đó có sự chuẩn bị phù hợp trước buổi tư vấn.
Trên cơ sở sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Trung tâm đã tăng cường tổ chức các buổi trợ giúp pháp lý phát triển theo cả chiều sâu và chiều rộng. Năm 2009, Trung tâm đã tổ chức 56 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại 109 điểm (tăng 26 đợt và 49 điểm so với năm 2008). Qua đó đã tư vấn được 2.010 vụ việc; tuyên truyền lưu động, phổ biến giáo dục pháp luật cho 5.672 lượt người. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, Trung tâm đã tổ chức 32 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại 67 điểm, tư vấn cho 1485 vụ việc với 4.8790 lượt người, trong đó có 1.084 lượt người nghèo, đối tượng chính sách.
Các buổi trợ giúp pháp lý lưu động được chuẩn bị kỹ lưỡng, nội dung sát với thực tế đã có tác dụng đi sâu và phát huy hiệu quả trong đời sống người dân. Phát huy vai trò tích cực, kịp thời giải đáp thắc mắc, nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân ngay tại cơ sở, giảm tình trạng khiếu kiện không đáng có, giữ gìn an ninh trật tự địa phương.
Dương Liễu
(HBĐT) - Đó là nỗi niềm của bất cứ ai mỗi khi có dịp đi qua khu vực đường Điện Biên Phủ, nơi mà người dân sở tại vẫn quen gọi là khu “đường đất”, bởi tình trạng bán lẻ ma tuý ở đây diễn ra công khai đã kéo dài nhiều tháng nay.
(HBĐT) - Vào khoảng 18 giờ ngày 2/8, tại khu vực km số 77+10, quốc lộ 6, thuộc phường Chăm Mát (thành phố Hòa Bình) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông làm hư hỏng 3 xe ô tô 4 chỗ ngồi và 1 xe mô tô.
Tin tưởng người bán, người mua hồn nhiên giao số tiền 364.000.000đ để mua một chiếc ôtô Zace dù chưa hoàn tất thủ tục pháp lý. Trong khi lưu thông, có người nhận đây là xe của mình, dẫn đến tranh chấp. Cơ quan Công an phải vào cuộc và kết quả xác minh cho biết, đây là tang vật vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Qua nắm được nguồn tin và rà soát địa bàn, các trinh sát Công an quận Hà Đông đã kịp thời ngăn chặn một vụ giải quyết tranh chấp "địa bàn làm ăn" giữa 2 nhóm côn đồ. Các đối tượng còn chuẩn bị cả "hàng nóng" cho cuộc thanh trừng này.
Với chiêu mạo danh con của Tổng Giám đốc, con các vị lãnh đạo, Tuấn đã vào các công ty vờ bị Công an giữ ôtô rồi “xin” tiền nộp phạt…
Việc làm cầu vượt như thế nào, đặt ở đâu chưa được tính toán kỹ càng mà chủ yếu được quyết định tùy tiện, theo cảm tính. Theo một chuyên gia thì địa điểm thích hợp nhất để đặt cầu đi bộ là địa điểm có khoảng 500 người qua đường trong vòng 2 giờ đồng hồ vào giờ cao điểm.