Chiều tối, 4/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin. Báo điện tử Chính phủ (chinhphu.vn) dẫn nguồn tin từ CQĐT cho hay, ông Bình đã có hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 BLHS.
Được sự phê chuẩn của Viện KSND tối cao, chiều 4/8/2010, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành bắt, khám xét đối với ông Phạm Thanh Bình, 57 tuổi, hộ khẩu thường trú tại số 10 Ngô Văn Sở, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Ông Bình nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Tập đoàn Vinashin). Theo CQĐT, ông Bình đã có hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt
Tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều nay, 4/8, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm, đúng pháp luật với những lãnh đạo Vinashin có hành vi vi phạm pháp luật.
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cũng được giao nhiệm vụ Trưởng ban Chỉ đạo tái cấu trúc Tập đoàn Vinashin để giữ vững và phát triển ngành kinh tế biển Việt Nam
Ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin. Ảnh: TTXVN. |
Đầu tháng 7/2010, Uỷ ban Kiểm tra TW đã kết luận ông Phạm Thanh Bình, khi đó còn là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Tập đoàn Vinashin, gây hậu quả nghiêm trọng khiến Vinashin bên bờ vực phá sản. Tập đoàn Vinashin dưới sự lãnh đạo của ông Bình đã báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá nhiều công ty con (gần 200) không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực ngoài ngành Công nghiệp tàu thủy; đầu tư mua nhiều tàu biển cũ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước; vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt, đấu thầu các dự án; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán. Bộ máy quản lý vốn Nhà nước tại nhiều đơn vị thuộc tập đoàn thiếu năng lực.
Ông Phạm Thanh Bình còn bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trái quy định của Đảng và Nhà nước.
Uỷ ban Kiểm tra TW kết luận, những sai phạm của ông Phạm Thanh Bình trong huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn của Nhà nước là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán, đến nay, nợ quá hạn và đến hạn không có khả năng thanh toán lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, hơn 5.000 lao động không có việc làm; các khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội lên đến 234 tỷ đồng.
Do những khuyết điểm của ông Phạm Thanh Bình và một số cá nhân của Tập đoàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét xử lý theo quy định tại khoản 1, Điều 32, Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24/11/2006 của Bộ Chính trị nêu rõ: "Nếu đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý bằng pháp luật thì chuyển cơ quan pháp luật xem xét"
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đối với ông Phạm Thanh Bình để kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo số liệu của các cơ quan chức năng, đến tháng 6/2010, tổng tài sản của Tập đoàn Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người.
Theo Báo CAND
Chiều 3-8, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án tại phiên tòa xét xử vụ án cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra tại Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18). Tất cả năm bị cáo đều lĩnh án dưới mức đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội.
(HBĐT) - Đó là nỗi niềm của bất cứ ai mỗi khi có dịp đi qua khu vực đường Điện Biên Phủ, nơi mà người dân sở tại vẫn quen gọi là khu “đường đất”, bởi tình trạng bán lẻ ma tuý ở đây diễn ra công khai đã kéo dài nhiều tháng nay.
(HBĐT) - Vào khoảng 18 giờ ngày 2/8, tại khu vực km số 77+10, quốc lộ 6, thuộc phường Chăm Mát (thành phố Hòa Bình) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông làm hư hỏng 3 xe ô tô 4 chỗ ngồi và 1 xe mô tô.
Tin tưởng người bán, người mua hồn nhiên giao số tiền 364.000.000đ để mua một chiếc ôtô Zace dù chưa hoàn tất thủ tục pháp lý. Trong khi lưu thông, có người nhận đây là xe của mình, dẫn đến tranh chấp. Cơ quan Công an phải vào cuộc và kết quả xác minh cho biết, đây là tang vật vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Qua nắm được nguồn tin và rà soát địa bàn, các trinh sát Công an quận Hà Đông đã kịp thời ngăn chặn một vụ giải quyết tranh chấp "địa bàn làm ăn" giữa 2 nhóm côn đồ. Các đối tượng còn chuẩn bị cả "hàng nóng" cho cuộc thanh trừng này.
Với chiêu mạo danh con của Tổng Giám đốc, con các vị lãnh đạo, Tuấn đã vào các công ty vờ bị Công an giữ ôtô rồi “xin” tiền nộp phạt…