Dù đã có quy định rõ ràng trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về việc hoàn trả lại các khoản phí cho người lao động nếu sau 6 tháng không đưa được lao động đi, nhưng hàng loạt doanh nghiệp đã lách luật bằng chiêu tạo nguồn lao động xuất khẩu, để tuyển dụng, thu tiền và giữ tiền của lao động. Đây là một trong những thủ đoạn chiếm dụng vốn cần được các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Trên 220 tỷ đồng là khoản dư nợ cho vay XKLĐ khó có khả năng thu hồi (gồm các khoản nợ xấu, các khoản nợ vay mà doanh nghiệp chiếm dụng của người lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội phải thu hồi, nhưng chưa thu hồi được). Nguyên nhân của tình trạng trên được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, do hoạt động XKLĐ luôn chứa đựng rủi ro: khủng hoảng kinh tế, người lao động bị mất việc làm, giảm thu nhập; người lao động bị tai nạn lao động, chết, ốm không đủ sức khỏe lao động; chất lượng lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài không đáp ứng yêu cầu công việc phải về nước trước hạn, thu nhập thấp, tự bỏ việc, không chuyển thu nhập về nước; người lao động có khả năng tài chính, nhưng chây ỳ trả nợ…

Điều đáng lưu ý là có một số trường hợp thu hồi nợ khó, vì người lao động bị thiệt hại do doanh nghiệp không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cũng chưa trả lại tiền cho người lao động, như Công ty INCOMEX và Hantech tại tỉnh Hải Dương; Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Quảng Ninh; Công ty cổ phần Thương mại sản xuất và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Tranxeco); Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế Việt chi nhánh Thanh Hóa; Công ty Vina MOTOR ở Hải Phòng.

Nhiều người lao động phải kéo đến Cục Quản lý lao động ngoài nước nhờ can thiệp.

Theo tổng hợp từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hiện tượng chiếm dụng vốn vay của người lao động không phải là chuyện cá biệt, không ít doanh nghiệp có biểu hiện chiếm dụng kiểu này. Chiếu đúng quy trình, người lao động khi được tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ làm các thủ tục vay vốn ngân hàng để trả các khoản phí trước khi xuất cảnh, tiền giải ngân sẽ được chuyển thẳng về cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã nhận được tiền trong nhiều năm, không đưa được lao động đi, cũng không trả tiền để người lao động trả nợ ngân hàng.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, có những doanh nghiệp chiếm dụng vốn của người lao động từ năm 2006 đến 2008, như Công ty Incomex đã nhận 313 triệu đồng của 17 lao động tại các huyện Chí Linh, Tứ Kỳ, Ninh Giang (Hải Dương) và hiện tại vẫn đang nợ người lao động; Công ty Hantech nhận 20 triệu đồng của 1 lao động tại huyện Tứ Kỳ, Hải Dương từ tháng 11 năm 2006 đến nay chưa trảã…

Đó là những số liệu ngân hàng dễ dàng thống kê qua số dư nợ cho vay. Trong thực tế, nhiều lao động đang bị chiếm dụng vốn hàng năm trời và rất khó khăn mới lấy lại được các khoản tiền đã nộp. Như trường hợp của 8 lao động ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh sau 3 năm đăng ký đi sang Cộng hoà Czech làm việc qua Công ty XKLĐ OSC Hải Phòng chi nhánh Hà Nội đã phải tìm đến các cơ quan báo chí lên tiếng về số tiền gần 10.000 USD họ đã nộp, nhưng không đi được cũng không được trả lại. Trung bình mỗi lao động đã nộp cho chi nhánh OSC HP tại Hà Nội từ 1.000 đến 3.500 USD. Hành trình đi đòi tiền của 8 lao động khá mệt mỏi. Họ đã có không dưới 20 lần đi lại, đến gõ cửa các cơ quan chức năng, và mới đây mới được Công ty thoả thuận trả lại một nửa số tiền đã nộp.

Trong thực tế, Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã quy định, người lao động nộp tiền cho doanh nghiệp XKLĐ, trong vòng 6 tháng không xuất cảnh được, doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn trả tiền cho người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định này, sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đến 40 triệu đồng và có thể bị đình chỉ giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, các vụ việc chỉ được phát giác khi người lao động tìm đến các cơ quan chức năng sau nhiều lần đi lại, chờ đợi, đấu tranh không đòi lại được tiền. Việc kiểm soát hoạt động thu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này của các cơ quan chức năng cũng gặp không ít khó khăn, khi các hoá đơn, chứng từ nhận tiền của người lao động thường được doanh nghiệp kê thấp hơn rất nhiều số tiền thực tế mà lao động đã nộp. Hoặc người lao động khi đăng ký đi XKLĐ buộc phải điền vào mẫu đơn tình nguyện nộp tiền và chờ đợi.

Cho tới nay, số doanh nghiệp vi phạm như công bố của Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn chưa bị xử lý. Và hậu quả là người lao động đã trót nộp tiền, thì phải gánh một khoản nợ mà chưa biết đến khi nào trả được. Chế tài xử phạt đã có trong luật, nhưng việc thực thi và kiểm soát các doanh nghiệp thực hiện đúng, tạo lòng tin đối với người lao động, để thúc đẩy hoạt động XKLĐ mang lại nguồn lợi thực sự cho đất nước thì chưa làm được, rất cần có sự vào cuộc thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước từ khâu tạo nguồn của doanh nghiệp

                                                                              Theo Báo CAND

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục