Trung tá Lê Thành Liêu trở lại với công việc thường ngày sau lũ dữ.

Trung tá Lê Thành Liêu trở lại với công việc thường ngày sau lũ dữ.

Hình ảnh người chiến sĩ Công an xả thân để cứu người đã trở nên quen thuộc mỗi khi có thiên tai, bão lũ. Tất cả luôn sẵn sàng "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" và Trung tá Lê Thành Liêu, Đội trưởng đội Quản lý hành chính về TTXH - Công an huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), người chiến sĩ Công an đã liều mình trong dòng nước xiết để cứu lấy tính mạng cho hàng chục người dân trong đợt lũ lịch sử vừa qua là hình ảnh tiêu biểu chứng minh cho tinh thần đó.

Căn nhà nhỏ tuềnh toàng, vẫn còn nồng mùi bùn đất. Tài sản trong nhà cũng chẳng còn lại gì khi cơn lũ đi qua. Đồ vật lành lặn nhất trong nhà anh có lẽ là chiếc giường cho người vợ nhiều năm nay mang trọng bệnh nằm trú thân.

Trò chuyện với chúng tôi, anh không nói nhiều về mình. Khiêm tốn, đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về anh. Chối đây đẩy khi chúng tôi muốn nghe lại những đóng góp của anh cho bà con vùng lũ này thời gian vừa qua. Anh cho rằng, việc anh làm cũng như bao đồng đội của mình đã xả thân, không ngại hiểm nguy giúp người dân trong thiên tai, bão lũ. Đó chỉ là những đóng góp nhỏ nhoi cho bà con nhân dân vùng lũ, những người còn đang gặp nhiều khó khăn hơn mình. Chỉ đến khi lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình, Công an huyện Lệ Thủy động viên, anh mới nhẹ nhàng sẻ chia.

Sinh ra, lớn lên trên vùng đất cằn khô, quanh năm bão lụt này, lại cùng cảnh với người dân vùng lũ nên anh rất hiểu những đau thương, mất mát mà họ phải gánh chịu hàng ngày. Chính vì thế nên khi được cấp trên tăng cường xuống địa bàn để giúp dân phòng chống bão lụt, anh lập tức sắp xếp việc nhà, động viên vợ con để anh yên tâm đi làm nhiệm vụ.

Đợt lũ thứ nhất, trong các ngày 4, 5, 6/10, trên địa bàn huyện Lệ Thủy nước lũ dâng lên rất nhanh và chảy rất xiết làm nhiều xã bị ngập hoàn toàn, trong đó nhà anh cũng bị nước dâng lên ngập gần sát nóc. Giữa đêm tối, nước lũ đang chảy xiết, mưa lớn kéo dài, những tiếng kêu cứu khiến lòng anh như lửa đốt. Anh cùng đồng đội đã lái ca nô vượt lũ, luồn lách qua những bụi cây, tìm kiếm trên từng nóc nhà hết xã này qua xã khác để đưa người dân ra khỏi vòng nguy hiểm trong thời gian sớm nhất. Chứng kiến những đau thương mất mát của bà con, đó là những khoảnh khắc sẽ không bao giờ quên được trong tâm trí của người chiến sĩ Công an này.

3 giờ sáng 4/10, nhận được tin có 4 công nhân của Công ty TNHH Bình Lợi đang thi công tại công trình thủy lợi Thượng Mỹ Trung còn mắc kẹt trong lũ. Lũ đang dâng cao rất nhanh và 4 công nhân này đang gặp nguy hiểm đến tính mạng. Không đợi sự phân công của lãnh đạo, Trung tá Lê Thành Liêu và một vài đồng đội lập tức nhảy lên ca nô lao đi trong lũ.

Lúc đó, đập phá Hạc Hải bị vỡ khiến nước lũ càng thêm chảy xiết. Sóng to, gió lớn, cây cối đổ rạp giữa dòng nước xoáy nên rất khó tiếp cận được 4 công nhân. Suốt từ 3 giờ đêm đến 7 giờ sáng, tìm mọi cách mà không thể tiếp cận nổi. Trong khi đó, nước đã dâng lên đến đầu người. Lòng anh như lửa đốt, trong gang tấc giữa sự sống và cái chết, anh cùng đồng đội quyết định bơi vào cứu người bất chấp nguy hiểm tính mạng cho chính các anh. Lúc này cả 4 công nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê.

Kịp thời đưa 4 công nhân lên ca nô cấp cứu xong anh mới thở phào nhẹ nhõm. Đến khi tỉnh lại, cả 4 công nhân đã khóc và cảm ơn các anh đã kịp thời cứu mạng. Liên tiếp những ngày sau đó, anh và đồng đội đã cứu được rất nhiều người thoát khỏi nguy hiểm trong lũ dữ… Lũ đi qua, anh lại tiếp tục tình nguyện về các xã 3 cùng với dân: "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" giúp bà con khắc phục hậu quả sau mưa lũ.

Quên mình vì dân, luôn cần cù, sáng tạo trong công việc được đồng đội tin yêu, ở nhà anh còn là một người cha mẫu mực. Ít ai có thể ngờ rằng hoàn cảnh của anh cũng hết sức éo le. Ngoài công việc ở đơn vị, hàng ngày anh còn phải đảm đương toàn bộ công việc trong gia đình bởi vợ anh nhiều năm qua đã mang trong mình căn bệnh quái ác đó là bệnh ung thư. Từ chăm sóc vợ con đến việc đồng áng đều tự một tay anh đảm đương. Thế nhưng anh vẫn luôn tin tưởng vào cuộc sống. Tài sản quý nhất đời anh là 2 đứa con đang khôn lớn từng ngày, trong đó có cô con gái theo nghiệp cha, đang là sinh viên năm thứ nhất của Học viện Cảnh sát nhân dân

                                                                                       Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Với những gói thuốc màu nâu như thế này, nhóm lừa đảo đã lừa bán cho nhiều người với giá “cắt cổ” hàng trăm ngàn đồng.

Làm giả thẻ trả phí taxi để đóng... "đại gia"

Từng là tài xế của hãng taxi Mai Linh, Hợp biết rõ quy trình sử dụng thẻ thanh toán cước phí dành cho khách hàng. Sau khi chế tạo thẻ giả, Hợp cùng các chiến hữu đi ăn chơi như đại gia bằng taxi Mai Linh mà không phải trả khoản phí nào.

Vị võ sư có duyên với lực lượng Công an

Võ sư Huỳnh Kim Hồng - một trong những trụ cột của làng võ Phú Yên, là đệ tử chân truyền của võ sư lừng danh Rémi Huỳnh và Kim Sang với những công phu tuyệt kỹ. Ông đặc biệt có duyên với lực lượng Công an.

Vị tha

Thương đàn cò mồ côi bị người ta đặt bẫy, giương súng hạ sát hằng ngày, ông dang tay đón chúng về. Cũng vì thương cò mà lúc đứng trước cao điểm khó khăn với mẹ cha già yếu, vợ mọn con đau cần tiền để trang trải cuộc sống, thuốc men và việc học nhưng ông thẳng thắn khước từ số tài sản kếch xù, gần 7.000 cây vàng mà các vị đại gia ra giá, để được sở hữu vườn cò.

Nguy cơ tuyệt chủng loài cây quý ở vịnh Hạ Long

Loài phất dụ ở vịnh Hạ Long được các nhà khoa học xếp vào loại quý hiếm, cơ cấu sinh trưởng rất đặc biệt cần phải bảo vệ để nghiên cứu, bảo tồn. Nhưng 2 năm trở lại đây, cây phất dụ ở vịnh thưa dần. Nguyên nhân chính là đã có nhiều người săn lùng phất dụ để bán. Chỉ trong thời gian ngắn, cư dân vùng vịnh, thậm chí là người từ địa phương khác đến đã tập hợp thành "lực lượng" săn cây phất dụ.

Các cập Hội Phụ nữ tỉnh: Tích cực tham gia tuyên truyền Luật an toàn giao thông

(HBĐT) - Tháng 9, chúng tôi có mặt tại Tân Thành (huyện Lương Sơn) để cùng tham gia các hoạt động giao lưu với nạn nhân và thân nhân bị tại nạn giao thông do Hội Phụ nữ, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp tổ chức. Sôi nổi, hào hứng và thiết thực, đó là điều mà chúng tôi cảm nhận được qua đêm giao lưu.

“Mẹ tôi từng là Giám thị Trại giam”

Những đêm mùa đông, tỉnh giấc đã là 3h, quờ tay bên cạnh đã không thấy mẹ đâu, để cho đỡ nhớ, chị Nhung lại ôm chiếc áo mà mẹ đã chuẩn bị sẵn để ở đầu giường cho các con, phòng khi đang đêm phải dậy làm nhiệm vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục