Trịnh Thị Hoa và Lê Thị Liên.

Trịnh Thị Hoa và Lê Thị Liên.

3 trong số 4 đối tượng bị bắt giữ trong đường dây buôn bán ma tuý từ TP Thanh Hóa về huyện Nông Cống đều là những "nữ quái" ma tuý thuộc dạng cộm cán với nhiều thủ đoạn khá "độc". Nhưng những việc làm tội lỗi của 3 "nữ quái" ma tuý này đều đã phải trả bằng những cái giá quá "đắt"...

 

Trịnh Thị Hoa (tức Hoa Sơn Tần), 47 tuổi, ở 133 phố Lò Chum, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá. Đây là một "nữ quái" buôn bán ma tuý có tiếng từng bị Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá tuyên phạt 7 năm tù giam về tội buôn bán ma tuý. Tháng 5/2009, Hoa ra tù và lại tiếp tục lao vào con đường buôn bán ma tuý với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Hoa thường bán ma tuý qua điện thoại di động và đem "hàng" đến các địa điểm được hẹn trước tại những nơi trống vắng để dễ tẩu thoát.

Ngày 20/10, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý (Công an tỉnh Thanh Hoá) bắt quả tang Lê Thị Liên, 47 tuổi, ở xã Trung Chính, huyện Nông Cống cùng con trai là Trần Quốc Vĩnh, 26 tuổi, đang bán ma tuý cho các con nghiện tại nhà, thu 3 chỉ heroin cùng nhiều tang vật liên quan đến việc buôn bán ma tuý với Trịnh Thị Hoa thì mọi hành vi phạm tội của người đàn bà đã từng gieo rắc "cái chết trắng" cho 2 cậu con trai của mình và đồng loại đã bị bại lộ.

Riêng "nữ quái" Lê Thị Liên thì con đường phạm tội của thị lại xuất phát từ tình yêu thương con một cách mù quáng. Trước đây, Liên đã từng đi xuất khẩu lao động để gửi tiền về cho chồng con. Thế rồi một ngày nhận được tin cậu con trai là Trần Quốc Vĩnh ở nhà "dính" nghiện, Liên đã phá bỏ cả hợp đồng về nhà đưa con đi cai. Cai năm lần bảy lượt không được và tài sản của cải trong nhà cứ lần lượt "đội nón" ra đi nên gia đình Liên lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Hơn thế nữa cậu con trai của Liên lại bị nghiện nặng hơn và mắc phải căn bệnh HIV/AIDS nên Liên đã móc nối với Trịnh Thị Hoa, Phạm Thị Dung, 51 tuổi ở Đình Giáp Đông, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá để thiết lập một đường dây buôn bán ma tuý từ TP Thanh Hoá về Nông Cống tiêu thụ kiếm lời. Khi tiếp xúc với tôi, người đàn bà tội lỗi này đã khóc hết nước mắt và biện hộ rằng chỉ có buôn bán ma tuý thì thị mới có điều kiện cung cấp ma tuý cho cậu con trai nghiện ngập sắp chết này.

Không giống hai "nữ quái" trên, Phạm Thị Dung, 51 tuổi, ở Đình Giáp Đông, phường Trường Thi, đến với việc buôn bán ma túy từ thói đua đòi, thích giàu nhanh mà không phải tốn sức lao động. Nhiều người bán hoa quả ở chợ Điện Biên, TP Thanh Hoá cùng với Dung lâu nay vẫn cứ thắc mắc là tại sao cùng bán hoa quả giống nhau mà Dung lại giàu có lên nhanh chóng như vậy. Chỉ đến khi lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý Công an tỉnh đến bắt Dung về hành vi giấu ma tuý vào các túi hoa quả mang đi Nông Cống "giao hàng" cho Lê Thị Liên thì mọi người mới vỡ lẽ ra rằng lâu nay việc bán hoa quả tại chợ chỉ là "vỏ bọc" bên ngoài để Dung che giấu việc buôn bán ma tuý của mình

 

                                                                              Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ban CHQS huyện Mai Châu tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ

Quên mình cứu dân trong lũ dữ

Hình ảnh người chiến sĩ Công an xả thân để cứu người đã trở nên quen thuộc mỗi khi có thiên tai, bão lũ. Tất cả luôn sẵn sàng "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" và Trung tá Lê Thành Liêu, Đội trưởng đội Quản lý hành chính về TTXH - Công an huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), người chiến sĩ Công an đã liều mình trong dòng nước xiết để cứu lấy tính mạng cho hàng chục người dân trong đợt lũ lịch sử vừa qua là hình ảnh tiêu biểu chứng minh cho tinh thần đó.

CSCĐ cứu dân là mệnh lệnh

Xông xáo, tận tình giúp đỡ người dân gặp nguy hiểm trong dòng lũ dữ đó là hình ảnh đẹp của hơn 600 CBCS thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Tư lệnh CSCĐ) - Bộ Công an nhiều ngày qua tại những điểm ngập nặng ở Hà Tĩnh.

Kế toán thông đồng với nhân viên bán hàng "rút ruột" hơn 2,3 tỷ đồng

Bằng thủ đoạn "phù phép" điều chỉnh số lượng hàng hóa trên hóa đơn ít hơn số hàng thực tế rồi đem số hàng chênh lệch đem bán, Lợi và Dương đã chiếm đoạt của công ty 2,3 tỷ đồng.

Chiếm dụng tiền của lao động xuất khẩu

Dù đã có quy định rõ ràng trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về việc hoàn trả lại các khoản phí cho người lao động nếu sau 6 tháng không đưa được lao động đi, nhưng hàng loạt doanh nghiệp đã lách luật bằng chiêu tạo nguồn lao động xuất khẩu, để tuyển dụng, thu tiền và giữ tiền của lao động. Đây là một trong những thủ đoạn chiếm dụng vốn cần được các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Cảnh giác với các chiêu lừa đảo bán thuốc, giải hạn

(HBĐT) - Mất hàng trăm ngàn đồng để nhận được mấy gói bột màu nâu có mùi húng lìu. Đó là hậu quả mà không ít người phụ nữ đã phải hứng chịu khi tin tưởng vào chiêu lừa đảo thuốc trị bách bệnh của những đối tượng xấu chuyên lợi dụng lòng tin của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Làm giả thẻ trả phí taxi để đóng... "đại gia"

Từng là tài xế của hãng taxi Mai Linh, Hợp biết rõ quy trình sử dụng thẻ thanh toán cước phí dành cho khách hàng. Sau khi chế tạo thẻ giả, Hợp cùng các chiến hữu đi ăn chơi như đại gia bằng taxi Mai Linh mà không phải trả khoản phí nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục