Càng đến gần Tết, tình hình sản xuất hàng giả, hàng nhái ngày càng phức tạp. Mặc dù thời gian vừa qua, các cơ quan Nhà nước đã liên tục đưa ra những biện pháp xử lý, cũng như chính sách để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Tuy nhiên, “căn bệnh” này nghe chừng chưa giảm mà số lượng vụ việc vi phạm với các mặt hàng làm giả tinh vi vẫn gia tăng khiến người tiêu dùng, nhà sản xuất, cơ quan quản lý đều khổ.
Hàng giả gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và sức khỏe người tiêu dùng. |
Không chỉ xuất hiện ở chợ nhỏ, mà tại các trung tâm của các thành phố lớn, hàng giả, hàng nhái cũng xuất hiện. Với kỹ thuật làm giả, nhái đạt đến độ tinh vi cao, từ mặt hàng thông thường đến cao cấp, từ hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, không phân biệt giá trị nhỏ hay lớn, công nghệ cao hay thấp đều có thể làm giả, làm nhái nên người tiêu dùng “bó tay” trong việc phát hiện là hàng giả, hàng nhái. Những sản phẩm nhái giống hệt từ kiểu dáng đến nhãn hiệu. Không chỉ những mặt hàng như túi xách, mũ, đồ chơi… mà hiện tại hàng nhái, hàng giả còn hoành hành ở những mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng như thuốc chữa bệnh, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, sữa... lại bị làm giả. Điều này không chỉ khiến cho người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, nhà sản xuất bị thua lỗ, thiệt thòi mà ngay cả các nhà quản lý, cơ quan chức năng cũng đau đầu không kém.
Tại buổi Lễ kỷ niệm ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái năm 2010 vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (Vatap) cho biết, hiện hàng giả, hàng nhái với số lượng vi phạm đang ngày càng gia tăng. Việc hàng giả, hàng kém chất lượng bày bán tràn lan sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho nền kinh tế, ảnh hưởng không chỉ đến người tiêu dùng mà còn làm thua thiệt cho các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến thất thu thuế cho Nhà nước. Không chỉ dừng lại đó, vấn nạn này còn là rào cản đối với các doanh nghiệp trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu trên thị trường Việt Nam.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Chiều ngày 2/12, tại hội trường UBND tỉnh, Ban chỉ đạo về phòng - chống tham tham nhũng tỉnh đã tổ chức hội thảo khoa học “Các giải pháp phòng ngừa, nâng cao hiệu quả công tác phòng - chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Tham gia hội thảo có đại diện UBMTTQ tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các ban, ngành khối nội chính.
(HBĐT) - Ngày 2/12, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn (Công an tỉnh) phối hợp với Công ty CP Thương mại Định Nhuận tổ chức diễn tập phương án PCCC tại siêu thị Vì Hòa Bình.
(HBĐT) - Địa bàn giáp ranh giữa các huyện Mai Châu (Hoà Bình), Mộc Châu (Sơn La) và Bá Thước, Quan Hoá, Mường Lát (Thanh Hoá) nằm trong khu vực cửa ngõ của Tây Bắc. Nơi đây được đánh giá là địa bàn tiềm ẩn phức tạp về tình hình an ninh trật tự, đặc biệt là tội phạm ma tuý. Trong những năm gần đây, tội phạm ma tuý tại khu vực này có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp đã gây ra những bất ổn trong đời sống của nhân dân.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh, hoạt động khai thác thuỷ sản chủ yếu tập trung trên hồ sông Đà. Theo số liệu thống kê, phương tiện khai thác gồm: thuyền các loại (gỗ, nan, sắt) 1.245 chiếc; lưới 3 lớp 1.339 tấm; vó đèn 486 cái. Đối tượng khai thác chủ yếu là cá tạp và tôm sông; sản lượng năm 2010 ước đạt 1.250 tấn.
Ngày 27/11, trong khi di chuyển đến hiện trường làm nhiệm vụ chữa cháy, Thượng sỹ Nguyễn Quý Dương (chiến sỹ Đội chữa cháy chuyên nghiệp, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn, Công an tỉnh Hòa Bình) đã hy sinh. Có 3 đồng đội của anh cũng bị thương trong vụ tai nạn ấy.
Lấy sự giúp đỡ cho người bệnh phong ở trại phong Quả Cảm là niềm hạnh phúc của đời mình, thế nhưng, với biết bao điều bà Xuân đã làm cho bệnh nhân, bà vẫn chỉ coi đó là hạt cát trên sa mạc. Bà bảo, ở đời vẫn còn nhiều người tốt hơn. Mong muốn lớn nhất của xơ Xuân là những bệnh nhân phong sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa. Nhất là từ phía gia đình, người thân của họ.