Công tác bảo vệ ở chợ Phương Lâm còn nhiều bất cập

Công tác bảo vệ ở chợ Phương Lâm còn nhiều bất cập

(HBĐT) - Trung tuần tháng 11, Báo Hoà Bình nhận được đơn của bà Bùi Thị Hà và các chủ kiốt quần áo ở tầng 2, chợ Phương Lâm phản ánh về việc mất trộm hàng hoá gây nhiều bức xúc.

 

Trong đơn có trình bày rõ, giá trị tài sản bị mất lên tới 42 triệu đồng. Nguyên nhân để xảy ra vụ mất trộm là do chủ ki ốt đã sơ xuất không khoá cửa trước khi ra về. Vụ việc đã được trình báo lên BQL chợ, (tức Văn phòng đại diện Công ty B.O.T- Vinaconex 3 Hoà Bình) và cơ quan công an nhưng đến nay, đã hơn 2 tháng trôi qua, việc điều tra vẫn chưa có kết quả.  

Kể từ năm 2008 đến nay, riêng khu vực tầng 2, chợ Phương Lâm đã xảy ra 6 vụ mất trộm hàng hoá. Trong đó có 3 vụ được báo cáo với các nhà chức trách nhưng đến nay vẫn chưa tìm được thủ phạm. Trước thực trạng đó, các hộ kinh doanh đặt ra câu hỏi thủ phạm là ai và bằng cách nào có thể lọt qua hàng rào bảo vệ để vận chuyển hàng hoá ra ngoài một cách an toàn?  

Đem câu hỏi này đặt ra với ông Vũ Huy Hài, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty B.O.T- Vinaconex 3 Hoà Bình, chúng tôi nhận được câu trả lời: Do nhiều hộ kinh doanh ở tầng 2 không đóng tiền bảo vệ, tiền phí vệ sinh môi trường nên đến nay, lực lượng bảo vệ đã bị cắt giảm  từ 8 người xuống còn 5 người. Cũng vì không đủ tiền trang trải nên bắt đầu từ ngày 20/9/2009, Văn phòng đại diện đã chỉ đạo cắt điện bảo vệ tầng 2. ông Hài khẳng định, lực lượng bảo vệ cũng đã làm hết trách nhiệm, cụ thể là đã có 3-4 vụ bảo vệ bắt kẻ gian lẻn vào chợ và đã giao cho Công an phường xử lý. Tuy nhiên, vì lực lượng bảo vệ ngày càng mỏng nên phải ưu tiên tuần tra, bảo vệ ở tầng 1, nơi mà hầu hết các hộ đều chấp hành đóng tiền bảo vệ và phí vệ sinh đầy đủ. Vì theo hợp đồng thỏa thuận, khi các chủ hàng đã đóng tiền bảo vệ mà lực lượng bảo vệ không làm tròn trách nhiệm để xảy ra mất trộm sẽ phải đền 100% giá trị tài sản và có thể còn bị truy tố trước pháp luật. Những hộ không đóng tiền bảo vệ, rõ ràng là không có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Đối với trường hợp các hộ kinh doanh ở tầng 2 có thể một phần các chủ hộ kinh doanh có ý nghĩ  chủ quan: đối tượng trộm cắp khó đột nhập vì có đột nhập thì cũng phải qua tầng 1. Nhiều hộ thắc mắc tại sao những kiốt trả tiền thuê trọn gói 30 năm lại được khấu trừ cả tiền bảo vệ, còn những kiốt trả góp theo từng năm lại phải đóng tiền bảo vệ... Với những lý do đó, BQL chợ đã nhiều lần mời các chủ kiốt đến họp bàn để giải thích và tìm  cách giải quyết nhưng hầu hết đều không đến. Cho đến nay, sau 3 năm đi vào hoạt động, khu vực tầng 2 mới có 12 hộ thu nộp tiền bảo vệ

Sau khi làm việc với BQL chợ Phương Lâm, chúng tôi đã đến cơ quan điều tra Công an TPHB để tìm hiểu thêm thông tin. Đại diện đơn vị cho biết: Vụ án đang trong quá trình điều tra, chưa thể cung cấp tài liệu. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục phối hợp với BQL chợ, người bị mất tài sản để điều tra làm rõ.

 

Qua vụ việc trên cho thấy, việc bảo vệ hàng hóa ở chợ Phương Lâm còn nhiều sơ hở để tội phạm gây án. Lực lượng bảo vệ dù cho rằng đã có  nhiều cố gắng nhưng  sau hàng loạt những vụ trộm xảy ra, nhiều người đã đặt câu hỏi: bảo vệ đã làm gì khi kẻ gian gây án?... Còn các chủ hộ kinh doanh  chỉ vì số tiền 50.000 đồng/tháng (bao gồm tiền bảo vệ và phí vệ sinh môi trường) mà đã không tạo cho mình quyền được bảo vệ tài sản. Thiết nghĩ, bản thân những chủ hộ kinh doanh cũng cần nêu cao ý thức trách nhiệm trong chấp hành nội quy của Ban quản lý chợ và bảo vệ tài sản của mình không để những vụ việc đáng tiếc xảy ra.

 

                                                                                           Lam Nguyệt

 

Các tin khác

Nhân dân xóm Thông Thượng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) tham dự một buổi tuyên truyền pháp luật tại cơ sở
Nguyễn Dũng Hải tại cơ quan điều tra.
Trần Thị Thanh Hải.

Những bác sỹ đặc biệt ở trại giam

Không giống như những bệnh nhân ngoài xã hội, những bệnh nhân ở trong trại giam là những phạm nhân nên có những trường hợp rất bướng bỉnh. Có trường hợp một phạm nhân có HIV chán đời đã rạch tay cho chảy máu để… dọa các y, bác sỹ, không cho khám chữa bệnh…

Giải thoát 2 cháu gái bị chủ tiệm vải bạo hành

Bức xúc trước việc một chủ tiệm vải hành hạ người giúp việc một cách tàn nhẫn ngày 1/12, một số tiểu thương chợ Tam Kỳ đưa hai em Võ Thị Ngọc và Võ Thị Chung (16 tuổi) đến Công an phường Phước Hòa, Tam Kỳ, Quảng Nam trình báo…

Hội thảo khoa học “Các giải pháp phòng ngừa, nâng cao hiệu quả công tác phòng - chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Chiều ngày 2/12, tại hội trường UBND tỉnh, Ban chỉ đạo về phòng - chống tham tham nhũng tỉnh đã tổ chức hội thảo khoa học “Các giải pháp phòng ngừa, nâng cao hiệu quả công tác phòng - chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Tham gia hội thảo có đại diện UBMTTQ tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các ban, ngành khối nội chính.

Diễn tập phương án PCCC tại siêu thị Vì Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 2/12, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn (Công an tỉnh) phối hợp với Công ty CP Thương mại Định Nhuận tổ chức diễn tập phương án PCCC tại siêu thị Vì Hòa Bình.

Giữ ổn định cửa ngõ Tây bắc

(HBĐT) - Địa bàn giáp ranh giữa các huyện Mai Châu (Hoà Bình), Mộc Châu (Sơn La) và Bá Thước, Quan Hoá, Mường Lát (Thanh Hoá) nằm trong khu vực cửa ngõ của Tây Bắc. Nơi đây được đánh giá là địa bàn tiềm ẩn phức tạp về tình hình an ninh trật tự, đặc biệt là tội phạm ma tuý. Trong những năm gần đây, tội phạm ma tuý tại khu vực này có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp đã gây ra những bất ổn trong đời sống của nhân dân.

Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khai thác thuỷ sản

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh, hoạt động khai thác thuỷ sản chủ yếu tập trung trên hồ sông Đà. Theo số liệu thống kê, phương tiện khai thác gồm: thuyền các loại (gỗ, nan, sắt) 1.245 chiếc; lưới 3 lớp 1.339 tấm; vó đèn 486 cái. Đối tượng khai thác chủ yếu là cá tạp và tôm sông; sản lượng năm 2010 ước đạt 1.250 tấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục