Trụ sở Công ty Quang Phát.
Đã từ nhiều năm nay ở tỉnh Quảng Ninh từng tồn tại một băng nhóm tội phạm do Nguyễn Tiến Phương (tức Phương "Ninh Hột") cầm đầu hoạt động theo kiểu xã hội đen. Không ít người dân vùng mỏ cũng đã từng phải chịu cảnh "đè đầu cưỡi cổ" của băng nhóm tội phạm do Nguyễn Tiến Phương cầm đầu. Phải tới khi chúng sát hại hai nhân viên của một công ty TNHH mà chúng coi là "đối thủ" một cách trắng trợn thì mọi việc mới được phơi bày.
Để phát hiện, phanh phui và điều tra khám phá đưa ra xử lý Nguyễn Tiến Phương và đồng bọn, các lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với cơ quan điều tra Bộ Công an và sự hỗ trợ tích cực của Công an tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) mới lôi được chúng ra ánh sáng pháp luật. Giờ đây, một tổ chức tội phạm với những hành vi phạm tội từng gây chấn động dư luận cả nước đã được đưa ra xét xử sơ thẩm. Hai kẻ cầm đầu là hai anh em ruột đều lĩnh mức án cao nhất: Tử hình. Trong loạt bài viết này, chúng tôi sẽ lược qua về tội ác của chúng và sự vào cuộc của các cơ quan pháp luật. Cách đây hơn một năm, chiều 30/5/2009, tại khu vực xuất hàng tiểu ngạch từ Việt Nam sang Trung Quốc thuộc thôn Lục Chắn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã có những tiếng súng nổ, tiếng người la ó làm huyên náo một vùng. Khi những người dân ở gần đó tới nơi xảy ra sự việc thì thấy những gương mặt đằng đằng sát khí đang đưa hai người đàn ông máu me đầm đìa lên một chiếc ôtô và mất hút trong đêm tối… Tất cả những thông tin trên được báo ngay về cơ quan Công an nơi gần nhất. Khi lực lượng Công an TP Móng Cái tới nơi thì hiện trường chỉ còn lại một vũng máu. Các điều tra viên thu được ở gần đó 1 vỏ đạn, 1 súng ngắn. Đó là những gì để lại sau khi một vụ án nghiêm trọng đã xảy ra và đó cũng là "điểm nổ" để cơ quan điều tra bắt tay vào làm rõ sự việc nghiêm trọng này. Qua công tác điều tra ban đầu, cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã xác định được, nguyên nhân xảy ra vụ việc là do tranh chấp đường tiểu ngạch xuất hàng lậu từ biên giới Việt Nam sang Trung Quốc giữa Công ty Quang Phát và Công ty Hồng Kông. Chiều 30/5, người do Công ty Hồng Kông có cãi nhau với một số "nhân viên" của Công ty Quang Phát (Công ty do Phương "Ninh Hột" đứng đầu) về việc tranh chấp một số điểm đưa hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc tại ngã ba Lục Chắn. Khi Phương và bọn đàn em trên đường vào xã Hải Sơn để thị sát tình hình thì được bọn đàn em báo có người lạ xuất hiện ở khu vực bến Lục. Ngồi trên xe, Phương ra lệnh cho đám đàn em gọi người đến giải quyết. Theo lệnh của Phương, quen thói côn đồ ức hiếp người khác bằng hung khí nên bọn chúng đã mang theo súng để "nói chuyện" với phía bên kia. Chẳng cần phải đôi co nhiều, chúng nổ súng và hai nhân viên phía Công ty Hồng Kông mang hàng đi xuất khẩu đã bị chúng bắn bị thương nặng.
Trụ sở Công ty Quang Phát.
Người dân còn cung cấp thêm rằng, hai người bị thương nặng được đưa lên ôtô và đi ngược về Móng Cái lên phía Bến Lợn cùng với mấy người Trung Quốc. Bến Lợn là nơi trước đây Phương thường tổ chức xuất lậu lợn qua biên giới. Hai nạn nhân bị thương nặng được xác định ngay, đó là anh Nguyễn Văn Sĩ và Lê Văn Điệp, nhân viên Công ty Hồng Kông. Các đối tượng đưa các anh đi đâu thì không ai rõ. Sự mất tích đầy bí ẩn này đã là những vấn đề rất được người dân Móng Cái, gia đình nạn nhân và cơ quan pháp luật quan tâm.
Có thể nói, sự việc tranh chấp dẫn tới đánh và bắn nhau giữa Công ty Quang Phát và Công ty Hồng Kông làm hai người bị thương nặng và mất tích thêm một bằng chứng về tổ chức tội phạm mang tên Phương "Ninh Hột". Người dân gọi đó là một băng nhóm tội phạm do Nguyễn Tiến Phương cầm đầu hoành hành suốt nhiều năm ở địa bàn Móng Cái, Quảng Ninh. Phương chẳng phải là một doanh nhân thành đạt như hắn và một số người từng xưng tụng mà thực chất đó là một tên trùm buôn gỗ lậu, động vật hoang dã, bảo kê bến bãi, đường buôn bán tiểu ngạch… Những chủ hàng muốn xuất được hàng hóa sang Trung Quốc từ Móng Cái đều phải qua tay Phương. Nếu người nào "to gan" mà qua mặt thì sẽ bị Phương cho đàn em "xử lý"…
Nhiều người dân bức xức, nhưng họ sợ "oai" của Phương "Ninh Hột" nên không dám tố giác với cơ quan Công an. Cho đến khi Bộ Công an triệt phá thành công băng nhóm tội phạm có tổ chức do Năm Cam cầm đầu, một người dân mới dám gửi thư nặc danh đến lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (tên gọi trước đây của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm) tố cáo các hành vi phạm tội của Phương và đàn em. Những năm ấy, một tổ công tác có kinh nghiệp của Phòng 5 (Phòng đấu tranh với tội phạm có tổ chức và tội phạm có yếu tố nước ngoài) của Cục Cảnh sát hình sự đã có mặt ở Móng Cái, phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh nắm tình hình, dựng lên "chân dung" của ông trùm và băng nhóm tội phạm này.
Nhóm công tác này có nhiệm vụ phát hiện hành vi phạm tội cụ thể để "xiết" các đối tượng vào vòng luật pháp. Tuy vậy, những gì thu thập được là vô cùng khó khăn, bởi thời gian vụ việc xảy ra đã lâu nên chứng cứ không còn đầy đủ. Mặt khác, những người bị hại sợ bị trả thù nên không dám hợp tác với cơ quan Công an… Tất cả đều rất khó để xúc tiến các bước tố tụng của một vụ án để phanh phui tổ chức tội phạm do Phương "Ninh Hột" cầm đầu. Tổ công tác của Phòng 5 đã trao đổi với Công an tỉnh Quảng Ninh, Công an TP Móng Cái khẩn trương tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để theo dõi sát mọi di biến động của tổ chức tội phạm này.
Và, đêm 30/5/2009 là thời điểm để cơ quan điều tra tiến hành "vây chặt, bắt gọn". Sự kiện bắn 2 nạn nhân bị thương nặng đã bị nhóm của Phương đưa lên xe chở về Bến Lợn là một hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn. Ngày 3/6/2009, cơ quan CSĐT Công an TP Móng Cái đã khởi tố vụ án hình sự "bắt giữ người trái pháp luật".
Ngay hôm sau, lệnh bắt khẩn cấp, khám xét nơi cư trú của Nguyễn Tiến Chung (em trai Nguyễn Tiến Phương), 49 tuổi, trú tại phường Hòa Lạc, TP Móng Cái, đã được tiến hành. Đó là bước mở đầu cho một chặng đường dài điều tra…
Theo CAND
Do đặc thù điện tử có thể ẩn danh và ẩn lịch sử giao dịch trên mạng Internet nên tội phạm sử dụng công nghệ cao thường xuyên sử dụng các loại tiền điện tử này để thanh toán, mua bán thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài, đánh bạc trên mạng hoặc liên quan đến hành vi rửa tiền… nhằm che đậy dấu vết phạm tội, trốn tránh sự phát hiện, điều tra của Công an.
Từ ngày 22 đến 27-9-2010 và từ ngày 11 đến 13-11-2010, Báo SGGP đăng 2 loạt bài “Bộ mặt thật của mục sư tự phong Nguyễn Hồng Quang” và “Nỗi oan của Nguyễn Hồng Quang?”. Tiếp đến, ngày 13-12-2010, trên Báo SGGP đăng tiếp bài “Sai phạm không có điểm dừng của Nguyễn Hồng Quang”. Sau một thời gian kiên trì vận động nhưng gia đình Nguyễn Hồng Quang không bàn giao 2 khu đất nằm trong khu vực bị giải tỏa để thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 14-12 vừa qua, UBND quận 2 đã thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Để lừa đảo số tiền 30 tỷ đồng, bà Hà đã thông đồng với giám đốc phòng giao dịch ngân hàng Agribank làm giả toàn bộ chữ ký của những người đồng chủ tài khoản.
Đầu, mình, tay, chân chi chít những vết bỏng, giọng nói không ra hơi, nhưng bà Phan Thị Hà (ngụ xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) vẫn không muốn kể về chuyện mình bị phỏng khắp cơ thể. Bởi những đau đớn về thể xác mà bà đang bị là do chính đứa con “ngỗ nghịch” Nguyễn Thanh Bít (19 tuổi) mà bà mang nặng đẻ đau gây ra.
(HBĐT) - “Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vấn đề cốt lõi là phải kết hợp chặt chẽ các biện pháp quản lý Nhà nước và xã hội nhằm chủ động ngăn chặn các vụ phạm tội xảy ra. Vì vậy, công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại cộng đồng dân cư luôn được xã An Bình xác định là vấn đề mang tính chiến lược trong giai đoạn hiện nay giúp đối tượng nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng”- Đó là chia sẻ của ông Quách Văn Thuyên, Trưởng Công an xã An Bình (huyện Lạc Thủy) sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 163 của Chính phủ về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc đấu giá biển số đẹp quy định: Nếu đã trúng đấu giá, biển số đó chỉ được đăng ký, cấp cho xe đã đề nghị đăng ký tham gia đấu giá. Trong dự thảo Thông tư này, cơ quan chủ trì cũng đã đưa ra 181 biển số đẹp 4 số. Tuy nhiên hiện nay, việc cấp biển số xe được triển khai theo quy định mới là 5 số nên cần điều chỉnh.