Chính bà Nghít, nhân vật chính trong “nồi cháo cổ tích” ở Bệnh viện K khẳng định: “Toàn bộ việc phát cơm, cháo từ thiện ở Bệnh viện K, do chùa Linh Sơn đầu tư, chúng tôi không phải bỏ tiền túi ra”. Bà Nghít cho biết, “không ai phỏng vấn tôi”. Bà Nghít được nhà chùa giao phụ trách việc nấu cháo tại K2.

 

Những ngày gần đây, một số tờ báo đưa tin về “nồi cháo cổ tích” ở cơ sở 2 của Bệnh viện K, với nội dung: gần chục năm qua, có một nhóm người cao tuổi, do bà Cao Thị Nghít làm nhóm trưởng, hàng ngày tự nguyện nấu cháo phát miễn phí 300 suất cháo cho người bệnh. Vì thế, nhóm các cụ này được gọi là “câu lạc bộ cháo”. Các bài báo còn nêu rõ nguồn kinh phí làm từ thiện: “Các cụ không ngần ngại khi nói rằng đó là tiền mà các cụ dành dụm để tiêu vặt hàng ngày. Được biết các cụ tất cả đều không có lương hưu”. Kèm theo bài là ảnh bà Cao Thị Nghít cùng những câu trả lời phỏng vấn xác nhận của chính bà.

Sau khi đọc các bài báo trên, anh Phạm Minh Tuấn, Phó phòng Điều dưỡng của Bệnh viện K, đã chủ động gặp gỡ chúng tôi để phản ánh: Mấy năm nay, ở cả 2 cơ sở I và II của Bệnh viện K (được gọi là K1 và K2), việc phát cơm và cháo miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, đều do chùa Linh Sơn (thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thực hiện. Ngoài ra, không có tổ chức hay cá nhân nào làm việc này. Theo vị đại diện Bệnh viện K, từ năm 2006, trụ trì của chùa Linh Sơn đã đến làm việc với lãnh đạo Bệnh viện K, đề đạt nguyện vọng được giúp đỡ các bệnh nhân nghèo đang điều trị ở Bệnh viện, bằng việc phát miễn phí một bữa cháo sáng và một bữa cơm trưa mỗi ngày.

Theo anh Tuấn, việc phối hợp giữa nhà chùa với Bệnh viện được lãnh đạo giao cho phòng Điều dưỡng phụ trách, để xem ở các khoa, có bệnh nhân nào nghèo cần được giúp đỡ, thì lên danh sách và phát phiếu nhận suất ăn miễn phí hàng ngày. Vì thế, Phòng Điều dưỡng nắm rõ. “Giờ bỗng dưng lại có người lên tiếng “nhận công, cả phía bệnh viện lẫn phía chùa Linh Sơn đều ngạc nhiên và cảm thấy rất khó hiểu”, Phó phòng Điều dưỡng của Bệnh viện K trần tình.

Sư thầy Thích Diệu Nhã xuất gạo ở kho của chùa Linh Sơn để nấu cháo miễn phí cho bệnh nhân ở Bệnh viện K.

Từ sự phản ánh trên, chúng tôi đã đến chùa Linh Sơn để tìm hiểu. Sư trụ trì Thích Như Hiền đang điều trị bệnh ở TP Hồ Chí Minh, chỉ có sư thầy Thích Diệu Nhã trực ở chùa. Sư thầy Thích Diệu Nhã cho biết: Năm 2006, khi ni sư Thích Như Hiền đến Bệnh viện K thăm và tặng quà một gia đình có 3 anh chị em bị u ở cổ, thấy nhiều bệnh nhân ở đây cũng rất khó khăn, ni sư đã thành lập một tổ phục vụ, gồm khoảng hơn 50 người để nấu cơm, cháo rồi đem phát ở cả 2 cơ sở của bệnh viện K. Hiện nay, mỗi ngày, nhà chùa phát miễn phí 350 suất cháo và 150 suất cơm, chưa kể vài chục xuất dư để phát cho những người không có phiếu.

Sư thầy Thích Diệu Nhã kể: Việc nấu cháo cho K1 và nấu cơm cho cả K1 lẫn K2 đều tổ chức tại chùa, còn nấu cháo cho K2 thì giao cho một nhóm, do bà Cao Thị Nghít, 63 tuổi phụ trách, nấu ngay tại Bệnh viện, để có cháo nóng phục vụ bệnh nhân. Nhà chùa cung cấp đầy đủ gạo, muối, dầu ăn và tiền mua thực phẩm cho việc nấu cháo. Trong số 9 người, nhà chùa trả một suất lương 1,6 triệu đồng/tháng cho người làm công việc vất vả nhất, còn lại, các bà đều làm công đức, không lấy tiền.

Trao đổi qua điện thoại, ni sư Thích Như Hiền cho biết: Kinh phí cho việc làm từ thiện này là do các nhà từ thiện trong và ngoài nước đóng góp, như Công ty Thời trang Eva de Eva (Hà Nội), giáo viên trường Tô Hoàng (27 phố Tô Hoàng, Hà Nội) cùng nhiều Phật tử khác vv… Có Phật tử tuổi cao và không dư dật, nhưng tháng nào cũng đem đóng góp một kg gạo và một gói bột canh để làm từ thiện, như bà Ong Thị Cong. Hằng tháng, chùa Linh Sơn giao gạo, tiền cho tổ nấu cháo ở K2 một lần và các bà không phải góp một khoản tiền nào.

Để minh chứng cho điều này, sư thầy Thích Diệu Nhã đưa cho chúng tôi xem toàn bộ sổ sách, ghi rõ từng thời điểm bà Nghít hoặc ông Nguyễn Công Liễu (chồng bà Nghít), hay bà Trương Thị Thủy, một người trong nhóm nấu cháo ở cơ sở II, ký nhận.

Trong đó, gần đây nhất. ngày 1/12/2010, bà Trương Thị Thủy đã nhận 9.450.000 đồng, trước đó, ngày 30/9, bà Nghít cũng nhận 9.100.000 đồng và ngày 16/10/2010, bà Nghít cũng nhận 300kg gạo từ nhà chùa để nấu cháo cho tháng 10/2010.

Trong sổ cũng còn lưu, ngày 28/4/2010, bà Nghít đã nhận 20 triệu từ nhà chùa giao cho và ngày 29/8/2010, bà Nghít lại nhận 550 kg gạo để nấu cháo ở K2. Ngày 31/8/2010, ông Nguyễn Công Liễu đã nhận 6,5 triệu tiền mặt cùng 221kg gạo, 3kg mì chính và 1 thùng bột canh..vv... Có thể nói rằng, sổ sách của nhà chùa đều khẳng định, nguồn cung để có “nồi cháo cổ tích” tặng các bệnh nhân nghèo đều “từ chùa Linh Sơn mà ra”.

Các phật tử phục vụ việc nấu cơm, cháo từ thiện cho Bệnh viện K ở chùa Linh Sơn.

Sư thầy Thích Diệu Nhã cho biết thêm: Việc phát cơm, cháo từ thiện ở Bệnh viện K, chỉ là một trong những hoạt động từ thiện của chùa Linh Sơn. Sư trụ trì chùa thường xuyên ủng hộ bà con có hoàn cảnh khó khăn hay đồng bào các vùng bị thiên tai: vừa xây dựng 2 nhà nội trú dân nuôi và 2 tấn gạo cho học sinh dân tộc ở Điện Biên, tài trợ hàng tháng cho 3 học sinh mồ côi học giỏi đến khi có việc làm, tặng 135 triệu tiền quà cho bà con bị lũ lụt miền Trung, 2 tấn gạo cho đồng bào bị bão lũ ở Phan Rang..vv…Nhà chùa còn mở một phòng khám, chữa bệnh miễn phí, có máy siêu âm, điện tim, do các bác sĩ đến làm từ thiện.

Có lẽ, minh chứng rõ nhất cho sự thật về câu chuyện “cổ tích” trên là lời xác nhận của chính bà Cao Thị Nghít (trú tại Khu tập thể 105, Thị trấn Văn Điển, Hà Nội; số điện thoại 043.6871412): “Đến chính tôi cũng không hiểu vì sao lại có thông tin trên, khi dù trong một số bài báo có nhắc đến tên tôi, dù không ai phỏng vấn tôi, thậm chí, ảnh có chú thích là tôi, nhưng lại …không phải tôi! Tôi khẳng định, toàn bộ việc phát cơm, cháo từ thiện ở Bệnh viện K, đều do chùa Linh Sơn đầu tư, chúng tôi không phải bỏ tiền túi ra. Nhà chùa chỉ nhờ chúng tôi giúp việc phát cơm cho bệnh nhân”.

 

                                                                              Theo Báo CAND

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lực lượng CSGT (Công an tỉnh) kiểm tra phương tiện vi phạm về tốc độ tại khu vực dốc Cun (TP. Hòa Bình).
Dao, kiếm, mã tấu bị cơ quan Công an thu giữ.
Không có hình ảnh

Bảo vệ người lao động ở nước ngoài là danh dự quốc gia

Trong thời đại toàn cầu hoá, việc sử dụng và phân bố lao động sống theo nhu cầu thị trường đã trở thành hiện tượng tự nhiên, mang tính toàn cầu và tuân thủ quy luật kinh tế - dòng lao động sống sẽ chuyển dịch tới bất kỳ nơi nào mà ở đó có mức thù lao cao hơn. Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho những người lao động làm việc ở nước ngoài, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã xây dựng quy tắc và hỗ trợ các thành viên hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi người đi lao động ở nước ngoài.

Tổng cục An ninh I đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 3 tập thể, cá nhân

Chiều 20/12, tại Hà Nội, Tổng cục An ninh I, Bộ Công an long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) thời kỳ đổi mới cho Cục Ngoại tuyến, Cục Bảo vệ chính trị (BVCT) 6 và Đại tá Đường Minh Hưng, Cục trưởng Cục BVCT 6; phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng 65 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (12/7/1946 - 12/7/2011).

Bàn giao 9 người nghiện ma tuý về 2 xã Hang Kia- Pà Cò

(HBĐT) - Ngày 19/12, Trung tâm Chữa Bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh đã tiến hành bàn giao 9 học viên cai nghiện ma tuý về với cộng đồng tại hai xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu).

LLVT tỉnh xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, tích cực tham gia giúp đỡ nhân dân xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình ANCT - TTATXH của tỉnh cơ bản ổn định, QP-AN được củng cố và tăng cường, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Trong điều kiện đó đã tạo thuận lợi nhất định trong thực hiện nhiệm vụ QP - QSĐP.

"Tội phạm ngoại" "nhòm ngó" két cơ quan

Công cụ gây án của các băng nhóm này rất đa dạng, nhiều chủng loại như: kìm cộng lực, kìm thủy lực, kìm điện, xà cầy, xà beng, tô vít, búa, đèn khò. Chúng thường tập trung gây án vào đêm tối các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật, là các ngày nghỉ của cán bộ, nhân viên cơ quan. Chính vì là tội phạm chuyên nghiệp nên bọn chúng cũng rất manh động và liều lĩnh. Đến nơi nào có bảo vệ phản ứng lại, chúng sẵn sàng dùng hung khí chống trả, gây thương tích.

Chủ đề Phong trào Thi đua Quyết thắng toàn quân năm 2011: “Dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, quyết thắng”

Tại cuộc họp mới đây của Hội đồng Thi đua-khen thưởng Bộ Quốc phòng, các đại biểu đều thể hiện sự nhất trí cao và xác định chủ đề của Phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) năm 2011 trong toàn quân là: “Dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, quyết thắng”. Theo đó, Hội đồng Thi đua-khen thưởng Bộ Quốc phòng hướng Phong trào TĐQT năm 2011 vào hai nội dung trọng tâm: Tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện; Tiếp tục đột phá vào việc tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về rèn luyện kỷ luật, duy trì nền nếp chính quy và đẩy mạnh cải cách hành chính quân sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục