Thiếu tướng Bế Xuân Trường, Tư lệnh Quân khu 1, nói chuyện thân mật với các cụ có công với cách mạng tại xã Hoàng Tung.
Trong những ngày trung tuần tháng 12 lịch sử, nơi nơi trên mọi miền Tổ quốc đang ra sức lập thành tích cao nhất chào mừng 66 năm, Ngày thành lập QĐND Việt Nam – 21 năm Ngày hội QPTD, chúng tôi theo Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 1 “hành hương” về một số địa danh nổi tiếng gắn liền với sự lớn mạnh, trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang “3 thứ quân” trên quê hương cách mạng Việt Bắc nói riêng. Những vùng “đất thiêng” ấy đã đi vào huyền thoại lịch sử dân tộc như bản hùng ca oai hùng, bất tử…
Từ nơi cội nguồn “rừng thiêng”…
Khi đất trời còn chìm trong sương đêm, đoàn xe quân sự đã nối đuôi nhau ngược quốc lộ số 3 lên thị xã Cao Bằng, rẽ sang đường 34, rồi ngoặt theo đường 202 đi về xã Tam Kim, nơi có khu “rừng thiêng” Trần Hưng Đạo - cội nguồn thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của QĐND Việt Nam. Đường lên Tam Kim quanh co khúc khuỷu, lúc chênh vênh vắt ngang núi, lúc lại trôi giữa bạt ngàn màu vàng rực rỡ của hoa cúc quỳ trong các thung lũng, có khi lại xuyên giữa các bản làng với những mái nhà sàn san sát, đầm ấm nằm nép mình dưới chân núi. Dọc đường đi, trong màn sương mờ ảo của buổi sáng vùng cao, khắp các ngả đường, sắc đỏ thắm của cờ, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền cổ động về kỷ niệm 66 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam – 21 năm ngày Hội QPTD, làm cho không gian như ấm lên xua tan cái giá rét.
Chúng tôi lên đến Tam Kim thì các đồng chí lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện Nguyên Bình, UBND xã Tam Kim, cựu chiến binh cùng bà con nhân dân các dân tộc khắp bản xa, gần đã tề tựu ở khu rừng Trần Hưng Đạo, cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng, quá khứ vẻ vang của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Từ những ngày đầu thành lập, với 34 chiến sĩ, trang bị vũ khí thô sơ, nhưng họ đã làm nên chiến thắng Phay Khắt và Nà Ngần nổi tiếng. Từ trong đoàn người về với cội nguồn hôm nay, cụ Ma Văn Kiêm, 86 tuổi, ở thôn Pác Dài, xã Tam Kim là cựu chiến binh thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cụ phấn khởi nói: “Tôi bây giờ cái chân bước chậm, cái mắt mờ. Nhưng mỗi khi đặt chân đến khu “rừng thiêng” này, tôi thấy mình khỏe ra nhiều lắm”. Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình-Mã Thị Ình cũng khẳng định: “Đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Nguyên Bình luôn phát huy truyền thống anh hùng của quê hương cách mạng, noi gương các thế hệ cha ông, nỗ lực, cố gắng xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp”.
… Đến địa danh lịch sử của Cao Bằng
Tiếp theo hành trình trở về cội nguồn, chúng tôi đến xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Đây là xã được Đảng, Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Nơi đây, tại khe suối Nặm Lìn, thôn Hào Lịch, vào ngày 1-4-1930, Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng ra đời. Ngay sau khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Nguyên Bình, lực lượng vũ trang thôn Hào Lịch, xã Hoàng Tung, cũng ra đời và phát triển thành phong trào rộng khắp. Khi chúng tôi đến Hoàng Tung thì mặt trời đã lên cao, tỏa nắng xua tan lạnh giá. Ông Phạm Ngọc Rạng, Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung tươi cười bắt chặt tay mọi người, hồ hởi nói: “Vui quá đi thôi, hôm nay bà con trong xã mình lại được đón Bộ đội Cụ Hồ quân khu ta, cái bụng bà con phấn khởi nhiều đấy”. Thiếu tướng Bế Xuân Trường, Tư lệnh Quân khu 1, đã tặng 100 xuất quà tri ân, trị giá mỗi xuất quà hơn 300.000 đồng cho các gia đình chính sách, gia đình người có công với cách mạng, các cụ cao tuổi. Đây là việc làm mang ý nghĩa lớn lao, thiết thực thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Cụ bà Nguyễn Thị Rum, 101 tuổi, ở thôn Hào Lịch, là người có công với cách mạng, nắm mãi tay Tư lệnh Quân khu, cảm động nói: “Tôi được bộ đội động viên thế này, vui nhiều, khỏe nhiều lắm. Cảm ơn Đảng, Nhà nước và bộ đội Cụ Hồ”. Cụ Lý Văn Khuáy, là thương binh ở xóm Khau Luông, cười phấn khởi: “Bây giờ tuy là thương binh, nhưng tôi luôn nghĩ mình là người lính, phải dạy con cháu học nhiều cái hay, sống tốt, lớn lên đi làm bộ đội cho cứng cáp, trưởng thành rồi mới về xây dựng quê hương đẹp giàu”.
Về nơi di tích chiến thắng Phủ Thông
Trên đường về, chúng tôi đến khu di tích lịch sử chiến thắng Phủ Thông, ở thị trấn Phủ Thông, huyện vùng cao Bạch Thông (Bắc Kạn). Cách đây 62 năm (Ngày 25-7-1948), đã diễn ra trận đánh kiên công bằng hỏa lực, quy mô cấp tiểu đoàn đầu tiên của quân đội ta vào Đồn Phủ Thông do thực dân Pháp chiếm đóng. Chiến thắng Phủ Thông đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta về khả năng tư duy và phương pháp tác chiến trong chiến tranh.
Cán bộ Ban CHQS huyện Bạch Thông nói chuyện truyền thống quân đội với các cháu học sinh Trường Tiểu học cơ sở Phương Thông (Bắc Kạn). |
Dạo quanh thị trấn, chúng tôi cảm nhận, trên mỗi ngõ xóm, nẻo đường, trong từng ngôi nhà, từ cụ già đến các em thơ gương mặt ai cũng rạng rỡ, ánh lên niềm tự hào về truyền thống quê hương cách mạng, góp phần tô thắm lịch sử oai hùng của dân tộc. Tâm sự với chúng tôi, ông Dương Khắc Yến, Bí thư Đảng ủy thị trấn cho biết: “Truyền thống cách mạng quê hương anh hùng là ngọn nguồn để Đảng bộ, chính quyền thị trấn cùng các xã và đồng bào các dân tộc làm tốt công tác quốc phòng-quân sự địa phương”. Tại Khu di tích, chúng tôi chứng kiến không khí sôi động cùng sự vô tư, hồn nhiên của các cháu học sinh Trường Tiểu học cơ sở Phương Thông, trong giờ giới thiệu lịch sử địa phương. Cô giáo Nông Thị Nơm, chủ nhiệm lớp 5A, cùng hơn 40 “chú chim non” đang quây quần quanh tượng đài để nghe các đồng chí trong Ban CHQS huyện giới thiệu về chiến thắng lịch sử. Cháu Doãn Thị Trà, Chi đội phó hồn nhiên nói: “Chúng cháu rất tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất lịch sử này. Cháu sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc”.
Khi các cháu học sinh cũng đồng thanh bắt nhịp, cất cao lời ca bài hát Ước mơ, chúng tôi bỗng như thấy linh hồn bất tử của các anh hùng, liệt sĩ đã trở về, vui chung cùng thế hệ mầm non tương lai nơi rẻo cao xa xôi này.
Theo Báo QĐND
Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là trong thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do Đại hội VII của Đảng thông qua, tư duy lý luận về quốc phòng, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) có những phát triển mới. Một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển về tư duy, nhận thức về quốc phòng của Việt Nam là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược BVTQ trong tình hình mới và sau đó tiếp tục được khẳng định, làm rõ, phát triển trong Nghị quyết Đại hội Đảng X, các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương.
38 năm đã trôi qua, thế nhưng, với người nữ Anh hùng LLVT Huỳnh Thị Ngọc, cảm giác rùng mình, tê tái khi phải chịu những “chiêu” tra tấn tưởng chết đi sống lại của địch, rồi những tháng ngày sống giữa thế giới người điên ở nhà thương điên Biên Hòa thật khó có thể quên…
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng căn dặn: Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất.
Chính bà Nghít, nhân vật chính trong “nồi cháo cổ tích” ở Bệnh viện K khẳng định: “Toàn bộ việc phát cơm, cháo từ thiện ở Bệnh viện K, do chùa Linh Sơn đầu tư, chúng tôi không phải bỏ tiền túi ra”. Bà Nghít cho biết, “không ai phỏng vấn tôi”. Bà Nghít được nhà chùa giao phụ trách việc nấu cháo tại K2.
(HBĐT) - Vào thời điểm đầu năm 2010, dân cư 2 xã Phúc Tuy, Thượng Cốc (Lạc Sơn) xôn xao bàn tán khi có một số người phát hiện một xác trẻ em ở khu vực Suối Cọ, xã Thượng Cốc. Xác cháu bé được đưa vào bờ và thông tin kịp thời được báo đến Ban Công an xã. Nhận được tin báo, lãnh đạo phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã cử những điều tra viên phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức khám nghiệm hiện trường, tử thi. Tuy nhiên, kết quả ban đầu khá mơ hồ, chỉ xác định được nạn nhân chết là trẻ em, giới tính: nam, không rõ tên, tuổi, địa chỉ, nguyên nhân chết do chấn thương sọ não kín càng khiến dư luận quan tâm bởi còn nhiều điều bí ẩn chưa được làm rõ. Đặc biệt, đó là thời điểm cận kề Tết Nguyên đán Canh Dần nên tình hình trên địa bàn càng thêm nặng nề, bức xúc.
(HBĐT) - Tính đến tháng 12/2010, trên địa bàn tỉnh xảy ra 132 vụ TNGT, làm chết 110 người, bị thương 121 người. So với cùng kỳ năm 2009 giảm 21 vụ, số người chết giảm 22 người, số người bị thương giảm 23 người.