Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng căn dặn: Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất.
66 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ vĩ đại, Quân đội nhân dân Việt Nam không những đã dũng cảm chiến đấu làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn lao động quên mình, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước…
Quân đội tham gia sản xuất làm kinh tế là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, kế thừa và phát triển quốc sách “ngụ binh ư nông” trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngay từ khi mới ra đời, ngoài nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu, làm công tác vận động quần chúng, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta còn tranh thủ tham gia sản xuất, góp phần cải thiện đời sống bộ đội.
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, hàng trăm nông trường, công trường ở những vùng xa xôi, gian khó nhất của Tổ quốc đã được ra đời nhờ bàn tay, khối óc của các anh, các chị Bộ đội Cụ Hồ trong giai đoạn này.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao đổi với lãnh đạo, chỉ huy các doanh nghiệp quân đội tại Hội nghị doanh nghiệp quân đội năm 2010. |
Sau ngày đất nước thống nhất, lực lượng quân đội làm kinh tế được tổ chức lại chặt chẽ và khoa học hơn, các đơn vị quân đội xây dựng kinh tế đã có mặt tại những công trình xây dựng lớn của đất nước như khôi phục đường sắt Thống Nhất, xây dựng Thủy điện Sông Đà, Nhiệt điện Phả Lại, Thủy điện Trị An, đường điện 50KV, các công trình dầu khí… Việc “khai sơn phá thạch” xây dựng các vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… cũng được giao cho bộ đội.
Ngày nay, lực lượng quân đội làm kinh tế của quân đội được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, phần lớn các đơn vị đều được hạch toán đầy đủ, là nơi giữ gìn tiềm lực cho quốc phòng và tham gia xóa đói giảm nghèo trên các địa bàn chiến lược. Trong toàn quân đã hình thành nên một hệ thống các khu kinh tế quốc phòng dọc tuyến biên giới phía Tây và phía Bắc. Các khu kinh tế - quốc phòng ngày nay nhiều nơi không phải là nông trường, nhưng vẫn là làm những việc cha anh xưa khi xây dựng nông trường đã làm là đến những nơi khó khăn gian khổ nhất để đưa ánh sáng văn hóa, cách mạng về các bản làng trên núi cao, giúp dân sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Mô hình xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định như là một biện pháp không thể thiếu trong việc xóa đói giảm nghèo và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở các vùng chiến lược.
Đến nay, số lượng các doanh nghiệp quân đội chỉ còn một nửa so với thời điểm cách đây hai chục năm, nhưng doanh thu và lợi nhuận thực hiện thì tăng gấp hàng trăm lần. Các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn chiến lược đã làm tốt công tác giữ đất, giữ dân và tham gia xóa đói giảm nghèo; có nhiều doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao, trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Theo báo cáo của Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng), so với năm 2009, trong năm 2010 các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trong quân đội đạt doanh thu ước tăng khoảng 40%, lợi nhuận thực hiện tăng khoảng 34%. Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2010 của các doanh nghiệp quân đội đã đạt mức 3,8 triệu đồng/tháng.
Trong đội hình doanh nghiệp quân đội, ngày càng có nhiều doanh nghiệp năng động, sáng tạo chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước, phát triển ra thị trường khu vực và quốc tế. Tiêu biểu như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng công ty Đông Bắc, Công ty Vật tư Công nghiệp quốc phòng, Công ty Đầu tư xây lắp và thương mại 36... Để đạt được những kết quả ấy, một mặt các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng được chiến lược phát triển thị trường, nguồn nhân lực và công nghệ; mặt khác các doanh nghiệp đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng các đơn vị và các cơ quan chức năng tạo điều kiện giải quyết các vướng mắc, khó khăn, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
66 năm qua, quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất. Xét trên quan điểm tổng thể, công việc của bộ đội sản xuất - xây dựng kinh tế hàm chứa cả ba chức năng: Đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất bởi lẽ các đơn vị quân đội xây dựng kinh tế cũng phải sẵn sàng chiến đấu và chuyển sang nhiệm vụ chiến đấu khi cần thiết. Các đơn vị xây dựng kinh tế cũng phải làm công tác dân vận và các mặt công tác khác theo yêu cầu.
Truyền thống của một đội quân sản xuất đáng tự hào, nhưng chặng đường sắp tới của bộ đội sản xuất-làm kinh tế sẽ đầy gian khó. Đất nước ta đang đứng trước những sự chuyển đổi sâu sắc về cơ chế và luật pháp để có thể hội nhập sâu rộng quốc tế. Vì thế mô hình, tổ chức lực lượng quân đội sản xuất - làm kinh tế cũng sẽ phải điều chỉnh cho thích hợp.
Theo Báo QĐND
Điều tra các vụ cố ý gây thương tích, điều tra viên thường gặp rất nhiều vướng mắc, "vướng" bắt đầu từ việc thu thập chứng cứ, xác định tội danh và từ cả phía người bị hại... Có lúc nạn nhân yêu cầu khởi tố hình sự, song có khi họ đơn phương rút đơn tố cáo khiến cơ quan điều tra rất khó khăn trong việc xử lý. Vì vậy, ngoài các biện pháp nghiệp vụ thông thường, điều tra viên phải là người công tâm, thực sự tâm huyết với nghề và linh hoạt trong việc xử lý tài liệu.
Trong thời đại toàn cầu hoá, việc sử dụng và phân bố lao động sống theo nhu cầu thị trường đã trở thành hiện tượng tự nhiên, mang tính toàn cầu và tuân thủ quy luật kinh tế - dòng lao động sống sẽ chuyển dịch tới bất kỳ nơi nào mà ở đó có mức thù lao cao hơn. Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho những người lao động làm việc ở nước ngoài, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã xây dựng quy tắc và hỗ trợ các thành viên hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi người đi lao động ở nước ngoài.
Chiều 20/12, tại Hà Nội, Tổng cục An ninh I, Bộ Công an long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) thời kỳ đổi mới cho Cục Ngoại tuyến, Cục Bảo vệ chính trị (BVCT) 6 và Đại tá Đường Minh Hưng, Cục trưởng Cục BVCT 6; phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng 65 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (12/7/1946 - 12/7/2011).
(HBĐT) - Ngày 19/12, Trung tâm Chữa Bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh đã tiến hành bàn giao 9 học viên cai nghiện ma tuý về với cộng đồng tại hai xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu).
(HBĐT) - Những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình ANCT - TTATXH của tỉnh cơ bản ổn định, QP-AN được củng cố và tăng cường, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Trong điều kiện đó đã tạo thuận lợi nhất định trong thực hiện nhiệm vụ QP - QSĐP.
Công cụ gây án của các băng nhóm này rất đa dạng, nhiều chủng loại như: kìm cộng lực, kìm thủy lực, kìm điện, xà cầy, xà beng, tô vít, búa, đèn khò. Chúng thường tập trung gây án vào đêm tối các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật, là các ngày nghỉ của cán bộ, nhân viên cơ quan. Chính vì là tội phạm chuyên nghiệp nên bọn chúng cũng rất manh động và liều lĩnh. Đến nơi nào có bảo vệ phản ứng lại, chúng sẵn sàng dùng hung khí chống trả, gây thương tích.