Vợ chồng anh Trung - chị Liên.
Giống như chồng, Đại úy Hằng cũng thường xuyên phải đi làm đêm. Những lúc ấy, chị lại phải gửi con cho đồng đội hoặc hàng xóm. Khó khăn là thế, nên nhiều năm qua, vợ chồng chị Hằng đều phải chọn nơi có nhiều chiến sĩ Công an cùng thuê nhà để ở cho tiện gửi con.
Cứ tưởng chỉ trong thời chiến, những người vợ, người mẹ mới phải xa chồng và đảm đang cả phần nuôi dạy, chăm sóc con cái. Vậy nhưng, ngay thời điểm hiện tại vẫn còn rất nhiều người vợ, người mẹ làm được như thế hệ các bà, các cụ khi một tay quán xuyến gia đình, nuôi dạy con cái để chồng yên tâm đi làm nhiệm vụ giữ bình yên cho đất nước. Trong số này có những nữ Công an tỉnh Bắc Kạn. Các chị còn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở một tỉnh miền núi như Bắc Kạn, tuy giá cả chi tiêu cuộc sống hằng ngày không đắt đỏ nhưng vẫn có nhiều đôi vợ chồng sống với nhau nhiều năm, có nguồn thu ổn định mà vẫn đang phải đi thuê nhà để ở, và cũng chưa biết đến khi nào mới có tiền để mua nhà. Tiếp xúc với họ, điều khiến tôi rất trân trọng là họ luôn lạc quan và tự tin trong cuộc sống. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, tôi xin nêu ba ví dụ điển hình về những gia đình như thế. 1.Người phụ nữ đầu tiên mà chúng tôi nhắc tới, đó là Đại úy Lý Thị Bắc, Đội phó Đội Tuyên truyền, Phòng Công tác chính trị, Công an tỉnh Bắc Kạn. Chồng chị là Đại úy Đỗ Anh Tuấn, Đội phó Đội Truy bắt tội phạm truy nã, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Bắc Kạn. Kết hôn năm 2000, đến nay hai vợ chồng chị Bắc, anh Tuấn đã có một cháu trai 11 tuổi. Khi chúng tôi tới nhà, anh Tuấn đi công tác vẫn chưa về. Trong căn phòng tập thể còn chật chội, nhưng ấm áp, chị Bắc vừa thổi cơm chiều vừa dạy con học. "Ngần ấy năm vợ chồng chung sống, nhưng thời gian anh Tuấn chăm sóc cho vợ, con thì rất khiêm tốn. Nói vậy không có nghĩa là anh ấy không yêu gia đình, bởi do đặc thù công việc nên anh thường xuyên có những chuyến đi cả tháng dài để truy bắt tội phạm truy nã các anh ạ" - chị Bắc nói. 15 năm công tác trong lực lượng Công an, là cán bộ có kinh nghiệm nhiều năm bắt truy nã, anh Tuấn luôn là điểm dựa tinh thần và kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong đơn vị. Đợt vừa rồi, anh Tuấn đi truy bắt tội phạm gần một tháng ở khu vực Tây Nguyên và các tỉnh miền Đang say sưa kể về chiến công của chồng thì có chuông điện thoại, chị Bắc cầm máy: "Alô… Con ngoan anh ạ... Em vẫn bình thường… Vâng, em hiểu rồi mà, anh yên tâm đi, không phải lo nhiều cho em và con. Anh nhớ giữ sức khỏe và hết sức tỉnh táo nhé…". Nghe xong điện thoại, chị Bắc tiếp tục câu chuyện với chúng tôi nhưng giọng chùng xuống: "Phụ nữ Công an vốn đã vất vả, lại lấy chồng Công an hoạt động trực tiếp ở đơn vị chiến đấu thì còn vất vả hơn anh ạ. Nhưng bằng tình yêu thương và sự cảm thông thì bất luận trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn có thể vượt qua để giúp chồng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao". Rồi chị Bắc kể một câu chuyện thực sự khiến chúng tôi xúc động. "Hôm ấy là ngày cuối năm, vợ chồng tôi đã lên kế hoạch về hai bên nội, ngoại để chúc Tết ông bà, bố mẹ. Khi vợ chồng tôi và con đã khóa cửa bước ra khỏi nhà thì anh Tuấn nhận được tin từ cơ sở báo, đối tượng truy nã đang xuất hiện. Dù không phải ngày trực, cũng không phải thời điểm đang làm nhiệm vụ, nhưng sau nhận tin, tôi thấy nét mặt anh thần ra. Anh nhìn tôi bằng ánh mắt của người sắp nói lời xin lỗi. 11 năm làm vợ anh, tôi rất hiểu những cuộc điện thoại bất ngờ kiểu này. Dù trong lòng không muốn chút nào, nhưng tôi vẫn động viên anh hãy đi ngay kẻo đối tượng lại di chuyển mất. Anh ôm tôi và cả hai cùng khóc. "Em xin lỗi ông bà, bố mẹ cho anh nhé. Để lọt đối tượng, nó lại tiếp tục gây án thì xã hội thêm bao người lại phải khổ". Nghe anh nói, tôi gật đầu mà thấy mắt mình nhòe đi. Anh ôm ghì con vào lòng và lại khóc. Những lúc như thế này, tôi thấy thương chồng vô hạn". Biết chồng vất vả và nguy hiểm mỗi lần đi bắt nã, nhưng chị Bắc luôn động viên chồng hãy vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Sau ba năm thuê nhà ở ngoài, được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn, vợ chồng anh Tuấn, chị Bắc được phân một căn hộ tập thể của Công an tỉnh và hằng tháng chỉ phải đóng một khoản tiền nhỏ. 2.Người phụ nữ thứ hai chúng tôi nhắc tới là Thượng úy Triệu Thị Mai Liên, Đội CSĐT tội phạm về TTXH - Công an thị xã Bắc Kạn. Chồng chị là Đại úy Hà Kiên Trung, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về ma túy - Công an thị xã Bắc Kạn. Kết hôn năm 2005, đến nay vợ chồng chị Liên đã có một con gái 5 tuổi. Tiếp chúng tôi vào ngày nghỉ cuối tuần trong căn nhà thuê ở ngay thị xã, chị Liên cho biết: "Hôm nay là một trong những ngày hiếm hoi, vợ chồng tôi được ở bên nhau anh ạ. Bởi thường thì vào ngày nghỉ, một trong hai vợ chồng chúng tôi đều có ca trực, và để thuận tiện cho việc trông con thì một trong hai người sẽ đi làm lệch ca". Chị Liên quê ở Bắc Kạn. Anh Trung quê ở Thái Nguyên. Hai bên nội, ngoại đều ở xa nên vợ chồng chị rất khó gửi con trong những ngày khi đi làm. Cũng vì hai vợ chồng cùng làm ở đơn vị trực tiếp chiến đấu nên ngoài phải thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, họ còn rất vất vả bởi mỗi khi có vụ án xảy ra là họ lập tức phải nhận nhiệm vụ bất kể thời gian đó là đêm hay ngày, nhất là trong các đợt cao điểm ra quân trấn áp tội phạm, cả hai vợ chồng đều phải đi theo chuyên án. "Những lúc đó, chị xử lý thế nào để vừa chấp hành mệnh lệnh, vừa chăm được con nhỏ?", tôi hỏi. Chị Liên nói rằng: "Đã là chiến sĩ Công an thì phải chấp nhận vất vả. Đặc biệt ở đơn vị trực tiếp chiến đấu như vợ chồng tôi thì điều này càng phải chấp hành nghiêm túc. Có hôm tôi nhận nhiệm vụ lúc nửa đêm đi, thời gian có thể từ một đến hai ngày. Lúc đó ông xã lại đang đi đánh án ở xa. Không còn cách nào khác, tôi phải đưa con gái sang nhờ các cô, các bác hàng xóm trông cháu giúp. Còn vào những thời điểm cả hai vợ chồng đi làm nhiệm vụ dài ngày, chúng tôi phải đưa cháu về quê gửi ông bà cho đến khi nào hoàn thành nhiệm vụ mới về quê đón con lên". Rồi Liên cười, chiêm nghiệm: "Chúng tôi có thời gian yêu nhau khá dài nên hiểu và thông cảm cho nhau. Là chiến sĩ Công an làm ở đơn vị trực tiếp chiến đấu nên chúng tôi đều hiểu những khó khăn mà cả hai sẽ phải đối diện khi chung sống dưới một mái nhà. Và thực tế đến thời điểm này, chúng tôi đang trải qua những khó khăn nhất định". Cũng giống như chị Lý Thị Bắc, chị Liên cũng thường ở nhà trông con một mình, dành nhiều thời gian cho chồng đi đánh án. Lãnh đạo đơn vị cũng hiểu điều này nên cũng tạo điều kiện để chị Liên ít phải đi làm nhiệm vụ đêm hoặc dài ngày, để chị có nhiều thời gian chăm sóc con nhỏ. Dẫu vất vả và khó khăn, đặc biệt vẫn đang phải thuê nhà trọ để sống tạm, nhưng bằng tình yêu của người phụ nữ dành trọn vẹn cho chồng con, chị Liên không quản ngại khó khăn để tiếp tục hoàn thành xuất sắc cả nhiệm vụ gia đình và xã hội. 3. Người phụ nữ thứ ba chúng tôi nói tới là Đại úy Nguyễn Thị Ái Hằng, Đội trưởng Đội Tham mưu tổng hợp, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an tỉnh Bắc Kạn. Chồng chị là đồng chí Nguyễn Trường Quân, Đội trinh sát, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Bắc Kạn. Chị Hằng quê ở Bắc Kạn. Anh Quân quê ở Thái Nguyên. Kết hôn năm 2007, họ đã có một đứa con 4 tuổi. Chị Hằng cho biết, tội phạm ma túy ở Bắc Kạn so với các địa phương khác tuy không nhiều, nhưng đặc thù của tội phạm ma túy thì ở đâu cũng rất nguy hiểm và phức tạp. Biết vợ hay lo nên mỗi lần đi đánh án, anh Quân thường không nói thật mà chỉ nói đi giải quyết công việc đơn vị.
Gia đình anh Quân - chị Hằng.
Có hôm chị Hằng có niềm vui nên điện thoại hỏi chồng "Chiều có bận gì không để về nhà ăn cơm với vợ?". Thấy chồng nói không bận việc gì, nên hết giờ làm, chị Hằng về đi chợ, đón con rồi nấu cơm chờ chồng về cùng ăn trong tâm trạng phấn khởi. Thế nhưng, hai mẹ con ngồi chờ bên mâm cơm đến khi đồ ăn đã nguội mà vẫn chưa thấy chồng về. Nghĩ chồng lại mải vui mấy chén rượu với anh em mà quên lời hứa với vợ nên chị Hằng giận, đã định ăn trước rồi nhưng nghĩ thế nào nên lại lấy điện thoại ra gọi.
Gọi vài lần mà không thấy máy điện thoại của chồng có tín hiệu, chị gọi đến đơn vị chồng thì mới hay, anh và đồng đội nhận nhiệm vụ đột xuất phải đi ngay và không kịp thông báo với vợ. Từ giận, chị chuyển sang thương và lo lắng cho chồng: "Tội phạm ma túy rất nguy hiểm, điện thoại của anh lại mất sóng thì nhiều khả năng đang ở khu vực đồi núi rồi. Đêm tối thế này, nhỡ chẳng may bọn buôn bán ma túy có súng thì nguy hiểm biết chừng nào…".
Có những lần anh Quân phải âm thầm theo chân đối tượng để phá chuyên án trong thời gian dài. Khi anh Quân đang đi làm nhiệm vụ, thì chị Hằng ở nhà cũng nhận lệnh phải lên đường đi đánh án ở xa. Hỏi vì sao chị làm ở Đội Tham mưu tổng hợp mà lại phải đi đánh án, chị nói: "Công an ở các tỉnh vùng xa như Bắc Kạn hạn chế quân số, nhất là nữ giới ở các đơn vị chiến đấu. Vậy nên khi có vụ án nào liên quan đến việc khám xét, hoặc lấy cung đối tượng là nữ đều cần có nữ Công an làm nhiệm vụ".
Giống như chồng, chị Hằng cũng thường xuyên phải đi làm đêm. Những lúc ấy, chị lại phải gửi con cho đồng đội hoặc hàng xóm ở gần nơi thuê nhà. Khó khăn và hạn chế là thế, nên nhiều năm qua, vợ chồng chị Hằng đều phải chọn nơi có nhiều chiến sĩ Công an cùng thuê nhà để ở cho tiện gửi con. Cũng nhiều lần, do hai vợ chồng đều phải đi đánh án trong thời gian dài nên đành đưa con về gửi ông bà ngoại.
Thượng tá Dương Văn Tính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn:
Hiện nay, lực lượng Công an toàn tỉnh hiện có 40,3% đang thuê nhà ở, trong đó các đôi vợ chồng đang thuê nhà ở có tới 179 đôi và nhiều đôi vợ chồng đã đi thuê nhà ở lâu năm. Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh luôn mong muốn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, chiến sĩ có nơi ở. Tuy nhiên, do điều kiện nên dù rất muốn nhưng lãnh đạo Công an tỉnh cũng chưa thể lo hết chỗ ở cho cán bộ, chiến sỹ được.
Theo quan điểm của tôi, khó khăn về nơi ở cho cán bộ, chiến sỹ không phải là vấn đề không có quỹ đất, mà quan trọng là chưa có văn bản hướng dẫn các tỉnh thực hiện vấn đề này. Nên chăng các ban, ngành chức năng của Trung ương sớm có cơ chế, chính sách để tháo gỡ vấn đề nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ. Chẳng hạn có thể xây nhà thu nhập thấp dành cho cán bộ, chiến sỹ để anh em trả góp. Đối với cán bộ, chiến sỹ công tác ở vùng sâu, vùng xa, Chính phủ nên có chính sách cấp đất cho họ để anh em yên tâm hơn trong việc ổn định cuộc sống.
Theo Báo CAND
Chỉ với những thủ thuật rất đơn giản, một nữ quái đã chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng tại Ban bồi thường – giải phóng mặt bằng (BBT-GPMB) huyện Hóc Môn, TPHCM. Phía sau vụ án nghiêm trọng này là sự quản lý yếu kém hay sự dung túng của những người có trách nhiệm?
Cơ quan CSĐT CATP. Đà Nẵng đang củng cố hồ sơ, điều tra làm rõ vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1979, trú quận Hải Châu, Đà Nẵng), là nhân viên của Công ty cổ phần y tế Danameco (gọi tắt là Cty Danameco, đóng tại Đà Nẵng).
(HBĐT) - Sáng 4/3, tại số nhà 24 Cao Bá Quát, phường Phương Lâm (TPHB) đã khai trương Văn phòng công chức Đại Nam. Lãnh đạo Sở Tư pháp tới dự và trao Giấy đăng ký hoạt động cho đại diện văn phòng công chứng Đại Nam.
(HBĐT) - Ngày 3/3, TAND huyện Đà Bắc đã tổ chức phiên toà xét xử bị cáo Đỗ Văn Định về tội trộm cắp tài sản.
Sáng 3/3, Hà Văn Tiếp kẻ chủ mưu vụ cướp tiệm vàng Kim Ngọc Thành 2, nằm trên tỉnh lộ 10, phường An Lạc A, quận Bình Tân vào ngày 16/2, đã ra đầu thú tại Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP Hồ Chí Minh.
Sáng 3.3, Ban chỉ đạo 127/TW đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2010 và triển khai công tác 2011. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến dự và chủ trì hội nghị.