(HBĐT) - Đầu tháng 4/2011, vụ án hình sự số 08/2011/HSST được TAND TP Hoà Bình đưa ra xét xử đã khiến xôn xao dư luận. Đây là vụ việc trốn thuế đầu tiên trên địa bàn TP Hoà Bình được đưa ra xử lý hình sự.

 

Vụ án hình sự đầu tiên về tội trốn thuế tại thành phố Hoà Bình

 

Năm 2003, Xí nghiệp thuốc dân tộc Hoà Bình được UBND tỉnh phê duyệt phương án giao doanh nghiệp Nhà nước cho tập thể người lao động theo mô hình Công ty cổ phần. Năm 2004, Sở KH-ĐT cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty bao gồm SX-KD thuốc dược học cổ truyền, khám - chữa bệnh nội, ngoại trú bằng y học cổ truyền. Công ty đã lập hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản xuất rượu ngũ gia bì, rượu sâm và được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đến ngày 18/9/2010.

 

Theo kết quả điều tra của CA tỉnh, năm 2007-2008, Công ty CP Y dược học dân tộc Hoà Bình đã có hành vi trốn thuế bằng cách kê khai doanh thu không trung thực, chuyển từ doanh thu bán rượu sang thành doanh thu bán thuốc. Tổng cộng trong 2 năm, Công ty đã trốn thuế 155.959.707 đồng (trong đó, tiền thuế GTGT 48.548.084 đồng và tiền thuế tiêu thụ đặc biệt 107.411.623 đồng).

 

Ngoài ra, trong 2 năm (2007-2008), Công ty còn hạch toán doanh thu của 10 phòng khám theo tỷ lệ 70% là tiền thuốc, 30% là tiền công khám bệnh. Công ty đã cấp phát thuốc cho CB-NV trong Công ty nhưng không kê khai vào doanh thu nội bộ và kê khai thiếu một số doanh thu trên hoá đơn. Qua số liệu thanh tra của Sở Tài chính, Công ty bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp do kê khai không trung thực với tổng số tiền 58.861.356 đồng. Tổng cộng số tiền Công ty CP Y dược học dân tộc Hoà Bình trốn thuế trong 2 năm 2007-2008 là 214.821.356 đồng.

 

Hành vi trốn thuế của Công ty CP Y dược học dân tộc Hoà Bình đã kéo dài liên tục trong hơn hai năm với số tiền trốn thuế lên đến trên 200 triệu đồng nhưng vì sao chậm bị phát hiện, xử lý? Câu trả lời nằm ở cách lách luật khá tinh vi và việc tham gia có hệ thống của các thành viên trong Công ty.

 

Theo quy định của Luật Thuế, đối với mặt hàng rượu thuốc, Công ty phải chịu 10% thuế GTGT và 20% thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong khi mặt hàng thuốc của Công ty bán ra chịu mức thuế thấp hơn rất nhiều. Do đó, ngay trong cuộc họp HĐQT Công ty khoá I, một số thành viên HĐQT của Công ty đã đưa ra bàn bạc chuyển doanh thu bán rượu sang bán thuốc. Từ đây, ông Phạm Quang Huy với vai trò là Giám đốc và bà Nguyễn Thị Nguyên với vai trò là kế toán của Công ty đã cùng thực hiện hành vi hạch toán, viết hoá đơn, lập tờ khai thuế chuyển một phần doanh thu bán rượu sang thành bán thuốc và chuyển doanh thu bán rượu theo dõi ngoài sổ sách với mục đích không phải nộp 20% thuế tiêu thụ đặc biệt và 5% thuế giá trị gia tăng. Việc làm này còn có sự tham gia của thủ quỹ, thủ kho Công ty.

 

Việc “lách” luật diễn ra ngay từ công đoạn lập hoá đơn, chứng từ trong sản xuất và bán rượu của Công ty. Trong sản xuất rượu, năm 2007 và 2008, bộ phận kế toán đã lập 7 phiếu xuất kho nguyên liệu để sản xuất 160.144 chai rượu nhưng lại chỉ lập 8 bộ hồ sơ lô phản ánh lượng rượu sản xuất là 36.883 chai. Do đó, năm 2008, chỉ nguyên lượng rượu bán có hoá đơn là 12.084 chai nhưng công ty chỉ trình ra được 1 bộ hồ sơ lô phản ánh lượng rượu sản xuất là 4.610 chai (lượng rượu sản xuất thấp hơn lượng rượu bán ra trong năm 7.474 chai). Tiếp đến, trong quy trình bán rượu, khách mua hàng lấy hoá đơn sẽ có sổ theo dõi riêng. Sau đó, kế toán căn cứ vào lượng rượu bán theo hoá đơn để lập các tờ khai thuế. Số tiền bán rượu không có hoá đơn được chuyển sang thành bán thuốc và dịch vụ khám bệnh của các phòng khám. Riêng tháng 11/2008, lượng rượu bán ra thực tế 2.713 chai nhưng trong tờ khai thuế chỉ có 480 chai.

 

Bên cạnh đó, năm 2008, Công ty đã chuyển ra theo dõi ngoài sổ sách số tiền 359.141.144 đồng. Số tiền này là tiền bán rượu nhưng không đưa vào sổ sách, không kê khai thuế, được sử dụng để mua nguyên liệu sản xuất rượu và phi phí phục vụ đời sống cho CB-CNV Công ty. Bằng cách làm này, Công ty CP y dược học dân tộc Hoà Bình đã làm thất thu ngân sách Nhà nước trên 214 triệu đồng.

 

Trong vụ án này, ông Phạm Quang Huy là Giám đốc, chủ tài khoản chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động sản xuất của công ty, là người trực tiếp ký các tờ khai thuế nên phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án. Kế toán Nguyễn Thị Nguyên là người thực hành tích cực trong vụ án nên cũng  phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

Ngoài truy thu số tiền 21.821.356 đồng tiền trốn thuế của Công ty CP Y Dược học dân tộc Hoà Bình, TAND thành phố Hoà Bình đã ra quyết định xử phạt bị cáo Phạm Quang Huy, Giám đốc Công ty 12 tháng cải tạo không giam giữ; bị cáo Nguyễn Thị Nguyên, kế toán Công ty 9 tháng cải tạo không giam giữ.

 

 

 

                                                                                       Dương Liễu

 

Các tin khác


Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Công an xã Kim Bôi: Bám địa bàn, giữ ổn định an ninh trật tự ở cơ sở

Xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi có địa bàn rộng, dân số đông, trước đây xã nổi lên các vấn đề liên quan đến ma túy, trộm cắp tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Để làm tốt công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, ngoài việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, UBND xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật.

Xã Đồng Tân: Vững vàng thế trận an ninh

Xã Đồng Tân (Mai Châu) nằm trên quốc lộ 6, tiếp giáp với 5 xã của huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích 39,09km2, 2.694 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm, dân cư phân bố rải rác, không tập trung. Nhờ lợi thế địa hình, Đồng Tân có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, kết nối khu vực hình thành các chuỗi liên kết, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng đã tạo ổn định chính trị và tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục