Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Ảnh: Hoàng Long.

Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Ảnh: Hoàng Long.

Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, công tác phòng ngừa xã hội hiện đã được đổi mới, vận động quần chúng tham gia phòng ngừa, xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình phòng, chống tội phạm... Chất lượng công tác điều tra được nâng lên, phối hợp viện kiểm sát, tòa án tháo gỡ vướng mắc trong tiến hành tố tụng.

 

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 25/10, Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CATW, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Kiềm chế một số loại tội phạm

Báo cáo của Chính phủ cho biết, thời gian qua, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các giải pháp đảm bảo kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng cường quốc phòng và an ninh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh - trật tự, tập trung khắc phục sơ hở, thiếu sót trong phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Lực lượng Công an nhân dân tăng cường phòng ngừa, mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo vệ an toàn tuyệt đối Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc hội khóa XIII, đấu tranh làm giảm nhiều loại tội phạm, nâng cao chất lượng, tỷ lệ điều tra vụ án, góp phần tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều loại tội phạm được kiềm chế, công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ được nâng cao…

Về tội phạm xâm phạm trật tự có một số diễn biến đáng chú ý như tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí nguy hiểm, tội phạm xâm phạm tính mạng diễn biến phức tạp. Tội phạm chống người thi hành công vụ gia tăng. Về tội phạm chưa thành niên, đáng chú ý là xuất hiện các băng nhóm tụ tập, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản và danh dự, nhân phẩm công dân. Về tội phạm kinh tế, xuất hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng sơ hở pháp luật xâm phạm tài sản, lừa đảo, tham nhũng, nhất là lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tín dụng, giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, tội phạm công nghệ cao xảy ra các vụ án có sự tham gia của nhiều đối tượng, thủ đoạn tinh vi. Vi phạm và tội phạm về môi trường nổi lên vi phạm xử lý chất thải khu công nghiệp, chế xuất. Về tình hình ma túy, xuất hiện xu hướng buôn bán ma túy tổng hợp phức tạp hơn, tội phạm ma túy gắn với hình sự, chống trả lực lượng chức năng…

Làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan

Về nguyên nhân khách quan, Chính phủ cho rằng, tội phạm và vi phạm pháp luật phức tạp do tình hình thế giới, trong đó có tác động hậu suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp phá sản. Tác động mặt trái kinh tế thị trường, phân tầng xã hội, lối sống thực dụng, đạo đức xuống cấp, tác động văn hóa phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực, internet. Trong khi đó, công tác tuyên truyền có lúc chưa khách quan, nặng về tuyên truyền sai phạm, gây tâm lý bức xúc. Yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây nảy sinh tội phạm chưa được giải quyết. Văn bản pháp luật bất cập, nhiều quy định về chế tài xử lý một số tội phạm không phù hợp. Nguyên nhân chủ quan, công tác quản lý nhà nước về an ninh - trật tự còn sơ hở. Trong năm 2011, do tập trung nhiều công tác lớn dẫn đến phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ chưa được quan tâm đúng mức. Tình hình tội phạm phức tạp nhưng một số nơi việc trấn áp chưa đủ mạnh, lực lượng ở cơ sở còn thiếu.

Về ùn tắc, tai nạn giao thông tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hiện vẫn còn nhiều bất cập. Ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn do phương tiện tăng mạnh trong khi hạ tầng chưa được đáp ứng. Về chủ quan, công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông sơ hở, ý thức trách nhiệm lái xe, thuyền viên không cao. Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, một bộ phận cán bộ làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có hành vi tiêu cực. 

Nâng cao hiệu quả điều tra, xử lý tội phạm

Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, công tác phòng ngừa xã hội hiện đã được đổi mới, vận động quần chúng tham gia phòng ngừa, xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình phòng, chống tội phạm. Lực lượng Công an phát huy vai trò nòng cốt, tăng cường phòng ngừa nghiệp vụ theo chuyên đề, địa bàn trọng điểm, mở nhiều đợt cao điểm trấn áp tội phạm, đạt kết quả tốt, từng bước kiềm chế tội phạm. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát sơ hở, thiếu sót trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, tiền tệ... Chất lượng công tác điều tra được nâng lên, phối hợp viện kiểm sát, tòa án tháo gỡ vướng mắc trong tiến hành tố tụng. 

Quá trình phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng bộc lộ nhiều vướng mắc như pháp luật về phòng, chống tội phạm thiếu đồng bộ, nhất là trong lĩnh vực chứng khoán, môi trường, lĩnh vực công nghệ cao. Một số điều khoản trong BLHS còn bất cập khiến việc xử lý khó khăn.

Lực lượng Công an tuần tra bảo vệ ANTT.

Năm 2012, Chính phủ dự báo còn nhiều yếu tố khách quan bất lợi tác động đến tình hình tội phạm ở nước ta, do đó vi phạm pháp luật và tội phạm còn diễn biến phức tạp. Để giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đề nghị tập trung thực hiện một số giải pháp chính. Tới đây, sẽ sơ kết rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an ninh - trật tự trong tình hình mới, nâng cao hiệu quả phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm. Mở các đợt cao điểm tấn công tội phạm, đấu tranh mạnh theo tuyến, địa bàn trọng điểm. Thực hiện hiệu quả chiến lược cải cách tư pháp, bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng điều tra viên. Triển khai quyết liệt việc kiềm chế, giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Phát huy hiệu quả hoạt động của Công an xã, bố trí Công an chính quy đảm nhận tại các xã trọng điểm.

Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi một số quy định trong BLHS như việc kiến nghị tăng hình phạt tội phạm chống người thi hành công vụ. Đây là loại tội phạm gây bức xúc dư luận, có xu hướng gia tăng nhưng hình phạt quy định trong BLHS vẫn còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Kiến nghị tăng cường hoạt động giám sát các lĩnh vực trọng điểm, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, tín dụng.

Kiến nghị sửa đổi về pháp lý để xử lý hiệu quả hoạt động tín dụng "đen"

Trao đổi bên lề Quốc hội ngày 25/10, Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cho biết, khó khăn về kinh tế tác động đến tình hình tội phạm rất phức tạp, trong đó cả tội phạm hình sự và tội phạm kinh tế. Tín dụng "đen" là hoạt động cho vay trong nhân dân đã hình thành nhiều năm qua và xuất hiện do nhu cầu về phát triển kinh tế, nhu cầu xã hội, vay mượn trong dân diễn ra phổ biến. Theo thống kê, trong 9 tháng qua đã có 60 vụ do vay mượn dẫn đến việc vỡ nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư vào các loại thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng… Khi các thị trường này tụt giảm dẫn đến hậu quả những đầu tư này bị thất bại. Lực lượng Công an đang tiến hành thống kê, cũng đưa ra một số giải pháp kiến nghị với Chính phủ, nhất là liên quan đến hành lang pháp lý, quy định của pháp luật. Theo quy định Luật Hình sự với những vay mượn dạng tín dụng "đen" lãi suất phải gấp 10 lần (Quy định của Ngân hàng 14% thì phải 140%) thì mới xử lý hình sự.

 

                                                                     Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục