Một góc “chợ” ngoại tệ trên đường Nguyễn Huệ (TP Lào Cai). Ảnh: Trần Huy.

Một góc “chợ” ngoại tệ trên đường Nguyễn Huệ (TP Lào Cai). Ảnh: Trần Huy.

"Mua, đổi ngoại tệ gì, số lượng bao nhiêu? Cứ vào đây, chị đáp ứng tuốt…", người đàn bà đầu đội chiếc mũ phớt, khăn bịt kín mặt ngồi bên vệ đường Nguyễn Huệ - đoạn cách khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai độ 500m khẳng định như đinh đóng cột khi thấy PV Báo CAND ăn mặc như một dân buôn có nhu cầu đổi ngoại tệ để "xuất ngoại"…

 

Cần là… có

Đó là lời khẳng định của M., 32 tuổi, nhà ở phường Cốc Lếu, TP Lào Cai khi thấy tôi hỏi về hoạt động thu đổi ngoại tệ ở vùng biên Lào Cai. Theo M. cho biết thì khu "chợ" ngoại tệ này nằm trên đường Nguyễn Huệ - đoạn tiếp giáp khu Cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Hoạt động thu, đổi ngoại tệ ở nơi đây diễn ra khá nhộn nhịp.

Đặc biệt, cũng theo M., số lượng các "thầu" ngoại tệ - những người đứng ra thu, mua ngoại tệ hoạt động trong khu chợ này lên đến cả chục. Để tường tận thực tế, 15h ngày 9-3, trong bộ dạng của một dân buôn đang cần mua ngoại tệ với số lượng lớn để "xuất ngoại", tôi có mặt tại trục đường Nguyễn Huệ - vốn được nhiều dân buôn biết đến như một khu "chợ" ngoại tệ.

Chiếc xe tôi vừa rà rà qua khu vực ngã tư Sơn Hà - Nguyễn Huệ, hình ảnh đầu tiên "ném" về phía tôi là cảnh các "thầu" ngoại tệ thao tác nhanh nhẹn việc thu đổi tiền. Từng tốp người quây tụ lại với nhau, tiếng ngã giá, cho nhau số điện thoại rôm rả… bất giác khiến nơi đây không khác xa là mấy một khu chợ. Lại gần một "thầu" ngoại tệ đang vẫy tay mời chào.

- Cần loại gì em?, chị chủ với chiếc khăn quấn kín mặt, chỉ chừa đôi mắt sắc lạnh chào hàng.

- Tệ (Nhân dân tệ) hôm nay thế nào?

- 3.3 (tức ba ngàn ba trăm đồng)/Tệ. Em cần mua bao nhiêu, chị đáp ứng.

Theo chị chủ, nếu mua với số lượng lớn (thường từ 1 vạn Tệ trở lên), giá của nó sẽ giảm xuống còn 3.25 (tức ba ngàn hai trăm năm mươi đồng)/Tệ. Cũng theo lời "chào hàng" của chị chủ, ngoài đồng Nhân dân tệ ra, chị còn "thầu" thêm dịch vụ thu, mua đồng USD. Mức giá USD mà chị bán ra là 21.5 (tức 21 ngàn 5 trăm ngàn đồng/USD) còn mua vào là 20.80 (tức 20 ngàn 8 trăm ngàn đồng/USD). Số lượng ngoại tệ bất luận dù nhiều hay ít, chị cũng đều đáp ứng được miễn sao mọi giao dịch phải tuân thủ phương châm: "thuận mua vừa bán".

Đang tiếp xúc với chị chủ, tôi bị đánh giật bởi tiếng phanh kít của một vị khách nữ tuổi ngoài 40 đi trên xe tay ga Honda Lead. Thì ra vị khách nữ này đang có nhu cầu mua ngoại tệ với số lượng lớn. "Có 10 vạn Tệ không em?", "Có! Giá 32.5/Tệ chị ạ", nói rồi không để vị khách nữ kia đáp, chị chủ bèn lia một tràng: "Số điện thoại của chị bao nhiêu? Tí em gọi qua mà lấy".

Vậy là chưa đầy 1 phút, cuộc giao dịch ban đầu đã hoàn tất. Tương tự, tại điểm thu đổi ngoại tệ khác nằm cách điểm tôi có mặt khoảng 5m, 2 thanh niên sau khi tấp vào dò hỏi giá ngoại tệ cũng đã giao dịch thành công cuộc mua bán ngoại tệ của mình một cách chóng vánh.

Quái chiêu lách luật

Nghị định 95/2011/NĐ-CP ra ngày 20/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã có hiệu lực từ lâu.

Hành vi cho vay, cho thuê tài chính; mua, bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng, thế nhưng khi giáp mặt với khu "chợ" ngoại tệ nơi vùng biên Lào Cai này, tôi không khỏi giật mình vì độ "liều", phớt lờ quy định pháp luật của các "thầu" ngoại tệ ở đây.

Chỉ với chiều dài chưa đầy 1km, theo nhẩm tính của tôi trên trục đường Nguyễn Huệ (tính từ ngã tư Sơn Hà - Nguyễn Huệ dẫn vào khu Cửa khẩu quốc tế Lào Cai) này đã có tới hơn chục "thầu" ngoại tệ các loại. Đáng kể, có những điểm, các "thầu" này còn ngồi tụm năm, tụm ba lại với nhau để cùng "chào hàng", bắt khách.

Ghi nhận tại khu vực "chợ" ngoại tệ trên trong buổi chiều 9/3, tôi nhận thấy, lượng khách có nhu cầu thu đổi ngoại tệ (chủ yếu là đồng Nhân dân tệ và USD) lên tới 30 - 40 lượt. Để đối phó lại lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ, các "thầu" ngoại tệ không thuê cửa hiệu mà chỉ "sắm" cho mình một chiếc ghế nhựa đồng thời trên vai chỉ đeo chiếc túi xách kéo kín khóa. Toàn bộ số ngoại tệ đều được cất kỹ càng bên trong chiếc túi xách.

Tiết lộ của một "thầu" có tên L. cho hay, ngoài những dụng cụ ở trên ra, trong quá trình hoạt động, các "thầu" luôn trang bị khẩu trang, khăn quấn kín mặt nhằm "né" sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Nếu thấy lực lượng chức năng xuất hiện, mọi hoạt động sẽ tạm ngưng, các "thầu" ngoại tệ liền vờ như không hề có chuyện gì xảy ra và lẩn vào trong các con ngõ nằm kế cận.

Không chỉ trang bị số dụng cụ hóa trang như trên, số "thầu" ngoại tệ này còn sử dụng khá linh hoạt hoạt động giao dịch bằng hệ thống điện thoại di động. Đối với khách hàng có nhu cầu thu đổi ngoại tệ với số lượng lớn (trên 1 vạn đối với đồng Nhân dân tệ, trên 100 với đồng USD), các "thầu" không bao giờ trao đổi mua bán trực tiếp ngay tại khu "chợ" này.

Thay vào đó là việc cung cấp số điện thoại di động nhằm mục đích hẹn thời gian, địa điểm để trao đổi "hàng" - ngoại tệ. Về vấn đề trên, trao đổi với PV Báo CAND, bà Trịnh Ngọc Ánh - Chi cục phó Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai cũng thừa nhận, hiện trên địa bàn TP Lào Cai thời gian qua cũng xuất hiện một số cá nhân tổ chức hoạt động dịch vụ thu đổi ngoại tệ không đúng quy định.

Vì các đối tượng không hoạt động tại một điểm, có cửa hiệu cố định, nên lực lượng QLTT gặp phải không ít khó khăn trong quá trình kiểm tra, xử lý. Để ngăn chặn tình trạng này, ngoài lực lượng QLTT ra, các đơn vị chức năng hữu quan khác như: ngành Ngân hàng, Công an, chính quyền sở tại… cũng cần chung tay vào cuộc

 

                                                                         Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ông Đỗ Phúc Hưng chỉ vị trí khu vực có 4 ngôi mộ của người thân bị vùi lấp.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cơ quan điều tra cần làm rõ hành vi phạm pháp

Khi bị rơi vào tình cảnh có nguy cơ bị ngân hàng phát mại nhà đất để thu hồi nợ; chủ nợ đe lấy nhà..., những người bị "dính bẫy" "tín dụng đen" hoặc "cò" tín dụng thường đến cơ quan Công an tìm sự giúp đỡ. Vậy cơ quan Công an cấp nào sẽ thụ lý những vụ việc có tính chất nêu trên? Căn cứ nào để cơ quan điều tra tìm ra cái "ngay" của người dân và làm rõ hành vi phạm tội của người xấu?

Nghi án trung tá CSGT bị vợ đầu độc

Trung tá cảnh sát giao thông bất ngờ qua đời. Người phụ nữ được cho là vợ nạn nhân đã đến công an đầu thú.

Công an huyện Cao Phong kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương chiến công hạng nhì

(HBĐT) - Ngày 14/3, Công an huyện Cao Phong đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương chiến công hạng nhì.

Xét xử sơ thẩm vụ “phá rối an ninh” tại Mường Nhé

Ngày 13/3, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 8 bị cáo về tội phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “Vương quốc Mông,” gây mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2011.

Lãnh đạo Hải Phòng lắng nghe tâm tư của chủ đầm

Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đan Đức Hiệp cho biết, sau buổi tiếp xúc các chủ đầm ở xã Vinh Quang sẽ đến nơi khác để nghe tâm tư của bà con. Những kiến nghị của dân nếu thuộc thẩm quyền, thành phố sẽ giải quyết.

Những kẽ hở để kẻ xấu lách luật

Tòa án không thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ tài sản ngay giữa công đường bởi "tình ngay, lý gian" án tại hồ sơ. Nếu như nhận thấy đằng sau những bản "Hợp đồng ủy quyền", "Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất" được lập một cách đúng luật mà họ trưng ra để chứng minh quyền sở hữu có vấn đề, Tòa án có thể chuyển cơ quan Công an điều tra để xử lý hình sự thì không có chuyện những người làm công tác xét xử "giữa đường thấy chuyện bất bình… vẫn tha".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục