(Ảnh: Việt Dũng-Việt Bắc/Vietnam+)
Khoảng 11 giờ ngày 16/3, lực lượng công an xã Ngọc Thanh đã bắt quả tang 7 đối tượng đang khai thác gỗ trái phép rừng phòng hộ đầu nguồn lô 38.01.2a thuộc khoảnh II Đá Bia thôn Đại Lộc.
Các đối tượng gồm Đào Văn Tuyền (sinh năm 1973, trú ở thôn Thọ An, xã Ngọc Thanh); Hoàng Văn Tư (sinh năm 1967), Hoàng Văn Hai (sinh năm 1960), Hoàng Văn Chín (sinh năm 1976), Hoàng Văn Năm (sinh năm 1970), Đoàn Văn Lộc (cùng trú ở thôn Tân An, Ngọc Thanh) và Lưu Văn Hải (sinh năm 1985, trú ở Thái Nguyên).
Hàng ngàn cây gỗ rừng lâu năm bị đốn hạ một cách không thương tiếc. Trên diện tích gần 4ha trước đây xanh tốt cây rừng nhưng giờ đây chỉ còn lại là bãi đất trống và những gốc cây bị thiêu đốt… trơ chụi.
Tại hiện trường, Công an xã Ngọc Thanh và cán bộ bảo vệ rừng thu giữ một xe công nông được dùng để trở gỗ, nhiều vật dụng như dao, cưa sắt, cưa máy… Hàng ngàn cây gỗ lâu năm bị đốn hạ còn vứt ngổn ngang mà các đối tượng đang thực hiện hành vi thì bị phát hiện và bị bắt.
Kiểm tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định diện tích rừng bị các đối tượng chặt phá và cắt trắng là trên 1ha loại rừng thuộc rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn thuộc lô 38.01.2a khoảng II Đá Bia. Ngoài diện tích hơn 1ha nói trên cơ quan chức năng còn xác định có khoảng 3ha thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn đã bị khai thác trắng và đốt sạch, hiện trường để lại vẫn còn nhiều gốc cây Thông và nhiều loại cây khác có đường kính từ 15-30cm thuộc lô 01, lô 2b khoảnh II Đá Bia, Đại Lộc.
Các đối tượng bị bắt khai nhận được ông Đoàn Xuân Lộc (sinh năm 1956) thôn Tân An, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên thuê khai thác gỗ rừng. Còn ông Lộc khai nhận, ông được gia đình bà Quyền và ông Đoàn Văn Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ngọc Thanh, bán cho diện tích rừng này và ông Lộc thuê người khai thác.
Hiện ông Lộc không có giấy tờ chứng minh được phép khai thác rừng. Ông Phương cũng không có xác nhận được phép khai thác rừng phòng hộ thuộc lô 38.01.2a khoảnh II Đá Bia.
Hiện nay, các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đang tiến hành điều tra làm rõ vụ phá rừng nghiêm trọng này./.
Kết quả điều tra vụ án đã gây "sốc" khi số tiền mà các "đại kỳ thủ" ăn thua không phải chỉ vài tỷ đồng như dư luận đồn đoán ban đầu. Mà thực tế "kỳ thủ" Sáu Lèo đã thua Trần Văn Tân lên tới gần 40 tỷ đồng.Thật là "choáng" và "sốc" là những từ mà báo giới dùng để ám chỉ những "cú sốc" thực sự khiến bàn dân thiên hạ phải giật mình.
(HBĐT) - Luật Thi hành án dân sự (THADS) được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009. Những quy định mới của Luật thay thế các quy định chưa phù hợp của Pháp lệnh THADS năm 2004 đã kịp thời tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong công tác thi hành án, khắc phục những hạn chế, bất cập, nhất là tình trạng án tồn đọng ngày càng tăng. Sau hơn 2 năm triển khai thi hành Luật, công tác THADS trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Kết quả thi hành án năm sau cao hơn năm trước, nhiều vụ việc phức tạp được thi hành dứt điểm.
Khi bị rơi vào tình cảnh có nguy cơ bị ngân hàng phát mại nhà đất để thu hồi nợ; chủ nợ đe lấy nhà..., những người bị "dính bẫy" "tín dụng đen" hoặc "cò" tín dụng thường đến cơ quan Công an tìm sự giúp đỡ. Vậy cơ quan Công an cấp nào sẽ thụ lý những vụ việc có tính chất nêu trên? Căn cứ nào để cơ quan điều tra tìm ra cái "ngay" của người dân và làm rõ hành vi phạm tội của người xấu?
Trung tá cảnh sát giao thông bất ngờ qua đời. Người phụ nữ được cho là vợ nạn nhân đã đến công an đầu thú.
(HBĐT) - Ngày 14/3, Công an huyện Cao Phong đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương chiến công hạng nhì.
Ngày 13/3, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 8 bị cáo về tội phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “Vương quốc Mông,” gây mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2011.