Người dân xã Vạn Mai (Mai Châu) tìm hiểu biện pháp phòng - chống tệ nạn ma túy và HIV/AIDS thông qua tờ rơi.

Người dân xã Vạn Mai (Mai Châu) tìm hiểu biện pháp phòng - chống tệ nạn ma túy và HIV/AIDS thông qua tờ rơi.

(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH và các ngành chức năng, hiện nay, tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Tình hình tội phạm và tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý vẫn có xu hướng gia tăng và lan rộng. Đến cuối tháng 8/2012, toàn tỉnh có 1.187 người nghiện ma túy, cư trú tại 113 xã, phường, thị trấn, tăng 3 đơn vị so với cùng kỳ năm 2011.

 

Trong đó có 18 người nghiện là CB-VC và 34 người là nữ. Từ đầu năm 2011 đến nay, Trung tâm CB-GD&LĐ tỉnh đã tiếp nhận, quản lý, chữa trị cho 324 lượt học viên gồm 164 học viên tự nguyện và 160 học viên bắt buộc. Đã bàn giao về địa phương và Trung tâm GD-LĐXH Lạc Sơn 327 học viên. Hiện đang quản lý 244 học viên. Trung tâm GD-LĐXH Lạc Sơn tiếp nhận, quản lý, tổ chức lao động, trị liệu cho 208 học viên. Đã bàn giao về cộng đồng 67 học viên, hiện đang quản lý 141 học viên.

 

Thực tế cho thấy, công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập. Theo báo cáo khảo sát của Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh) tại Trung tâm GD- LĐXH Lạc Sơn và Trung tâm CB-GD&LĐ tỉnh, ngoài những kết quả đã đạt được như: tổ chức có hiệu quả việc giáo dục tuyên truyền, dạy nghề cho lao động trị liệu. Kết hợp nhiều phương pháp điều trị cai nghiện đảm bảo cắt cơn nghiện ma túy an toàn... Tại các trung tâm, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu về kinh nghiệm trong quản lý và đào tạo, một số cán bộ năng lực còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo trong công tác. Việc sắp xếp, bố trí, phân công và tổ chức quản lý học viên còn nhiều bất cập, hạn chế, việc nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của học viên chưa kịp thời. Phần lớn học viên không có nghề nghiệp, nghiện lâu năm, sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh lây truyền nguy hiểm, có tiền án, tiền sự, sự quyết tâm về chữa trị chưa cao, không tập trung tư tưởng.  Kinh phí NSNN cấp cho trung tâm còn hạn hẹp, học viên chỉ được Nhà nước cấp kinh phí trong thời gian 12 tháng, trong khi quyết định cưỡng bức cai nghiện 24 tháng.

 

Trong khi công tác cai nghiện phục hồi được triển khai đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, việc tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, xã hội hóa công tác cai nghiện, quản lý, giúp đỡ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, chống nghiện mới và tái nghiện đạt hiệu quả rất thấp. Số người tái nghiện sau khi cai nghiện tại các Trung tâm  CB-GD&LĐ của tỉnh từ 96-98%. Nguyên nhân được xác định: Tại các trung tâm mới chỉ dừng lại ở việc cắt cơn và cai nghiện phục hồi. Nhiều gia đình học viên chưa quan tâm, hỗ trợ, động viên, thậm chí phó thác cho Trung tâm trong thời gian cai nghiện, cụ thể ngoài kinh phí Nhà nước cấp trong 12 tháng, khi sang đến tháng thứ 13, phần lớn các gia đình học viên không đóng góp, hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí. Các trung tâm chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức cho học viên lao động sản xuất để nuôi sống được bản thân trong thời gian cai nghiện tại trung tâm. Chính quyền địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn không hoàn thành chức trách được giao từ khâu tiếp nhận, quản lý giúp đỡ, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Đa số người nghiện ma túy sau khi cai nghiện tại các Trung tâm  và đang sinh sống tại cộng đồng bị người thân, xã hội xa lánh, kỳ thị nên hầu hết không có việc làm, thu nhập ổn định, sống lang thang, vất vưởng dẫn đến tái nghiện và gây án để có tiền sử dụng ma túy. Bọn tội phạm buôn bán ma túy dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo để  khuyến khích tái nghiện và có thêm người nghiện mới nhằm duy trì, mở rộng thị trường tiêu thụ.

 

Tình hình trên cho thấy, đấu tranh ngăn chặn từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy, mại dâm là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của các cấp, ngành, lực lượng, tổ chức xã hội cùng toàn dân. Đòi hỏi  sự tham gia tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục, từng bước nâng cao hiệu quả trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội. Đồng thời, phát huy sức mạnh toàn dân, tăng cường vai trò của gia đình, nhà trường, tổ chức, đoàn thể và cơ quan chức năng trong công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của ma túy, làm giảm lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, ngăn chặn tệ nạn ma túy, góp phần nâng cao sức khỏe người dân và đảm bảo TTATXH.

 

 

                                                              Đức Phượng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đại tá Bùi Đức Sòn, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể lập thành tích xuất sắc trong đợt tấn công trấn áp tội phạm.
Nhiều vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ chưa được xử lý dứt điểm, đòi hỏi ngành chức năng phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân.
Trong diễn tập chiến đấu trị an năm 2012, xã Địch Giáo (Tân Lạc) đã huy động hàng trăm ngày công của LLVT và nhân dân tham gia đổ 800 m đường bê tông theo tiêu chuẩn đường NTM.

Ban Pháp chế (HĐND tỉnh): giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác ngành kiểm sát

(HBĐT) - Ngày 20/9, tại Viện KSND tỉnh, Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) đã tiến hành khảo sát, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác ngành Kiểm sát. Thành phần đoàn gồm có: Đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn giám sát; thành viên Ban Pháp chế, đại diện Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh), MTTQ tỉnh, Sở Tư pháp, TAND, Cục THADS, Công an tỉnh.

Kỳ Sơn đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong nhân dân

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức được 210 hội nghị lồng ghép tuyên truyền pháp luật các cấp với trên 4.800 lượt người tham dự, tổ chức 113 cuộc tuyên tuyền miệng pháp luật cho trên 10.400 lượt người nghe, học tập. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật trong cán bộ, công chức, nhân dân trên địa bàn.

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, giáo dục QP-AN

(HBĐT) - Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 27/11/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới”, trong 5 năm (2007 - 2012), xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh đã tích cực, chủ động làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức quán triệt, hướng dẫn thực hiện có chất lượng, hiệu quả các Chỉ thị của Trung ương Đảng, Nghị định của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 và của Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ giáo dục QP-AN.

Xung quanh kiến nghị của nhân dân đối với Trưởng xóm phố Mỵ, xã Mỵ Hòa

(HBĐT) - Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Chu Thị Thủy, xóm phố Mỵ, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) phản ánh: Từ lâu, người dân xóm phố Mỵ mất quyền làm chủ, mọi việc trong xóm đều do một mình ông Trưởng thôn định đoạt như: đất canh tác của thôn, mảnh ông cho đấu thầu lâu dài để thu tiền, mảnh gia đình ông chiếm đoạt, lấn chiếm làm nhà cho con trai; hàng năm, không quyết toán thu chi tài chính của thôn; tự quyết định việc bình xét hộ nghèo, đánh tráo danh sách để cho con trai ông được lĩnh tiêu chuẩn hỗ trợ hộ nghèo...

Những đòi hỏi bức xúc về nhà tang lễ ở TP. Hòa Bình

(HBĐT) - Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, những năm qua, cơ sở hạ tầng ở TPHB được quan tâm đầu tư, tạo diện mạo ngày càng khang trang, bề thế hơn. Tuy nhiên, do trên địa bàn chưa có nhà tang lễ nên việc tổ chức tang lễ dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự và văn minh đô thị.

Nâng cao chất lượng huấn luyện dự bị động viên trong thời kỳ mới

(HBĐT) - Là đơn vị có nhiệm vụ quản lý, huấn luyện quân nhân DBĐV, trong những năm qua, Trung đoàn 814 luôn xác định xây dựng lực lượng DBĐV, tổ chức quản lý và huấn luyện tốt, là nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào việc nâng cao sức mạnh tổng hợp của LLVT tỉnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục