Công an xã Tu Lý (Đà Bắc) tăng cường quản lý hộ khẩu hộ tịch ngăn chặn tình trạng lao động chui.
(HBĐT) - Là địa bàn giáp ranh, xen kẽ với thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc), cửa ngõ của trung tâm huyện nên xã Tu Lý thuận lợi về giao thông. Tuy nhiên, do đất nông nghiệp ít, thiếu việc làm nên trong những năm gần đây, tình hình ANTT xảy ra nhiều vấn đề phức tạp như nghiện ma túy, đánh nhau, trộm cắp vặt và lao động “chui” diễn ra phổ biến.
Đẩy lùi ma túy
Đứng trước thực trạng đó, hàng năm Đảng ủy xã ra Nghị quyết triển khai đảm bảo ANTT. Công an xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể như Hội CCB, hội nông dân... thường xuyên tuyên truyền đến 13 xóm phòng - chống tội phạm, phòng - chống ma túy, phổ biến pháp luật, duy trì hoạt động 50 tổ an ninh tự quản. Hàng năm, sau khi lập kế hoạch về đảm bảo an ninh, Ban công an xã đã xuống trường học, KDC phổ biến công tác đảm bảo ANTT nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân. Phối hợp với các ngành chức năng vận động nhân dân làm tốt công tác bảo vệ, phát triển và phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ các công trình phúc lợi công cộng. Mở các đợt cao điểm trong phong trào bảo vệ ANTQ tấn công các loại tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội... Từ đó, nhân dân đã cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị để công an xã xác minh vụ việc nhanh chóng, kịp thời. Đồng chí Lê Trung Thịnh, Phó Công an xã Tu Lý cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã có 6 người nghiện ma túy đang cai nghiện tại cộng đồng. Công an xã thường xuyên gọi hỏi, răn đe. Những trường hợp nào nghiện ma túy giao cho các trưởng xóm, thôn quản lý, giáo dục. Với những trường hợp nặng lập hồ sơ đưa đi cai nghiện tại trung tâm. Từ thường xuyên theo dõi, động viên, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, trong những năm gần đây, tình trạng nghiện và nghi nghiện giảm đáng kể. Có người đã bỏ được ma túy, làm lại cuộc đời.
Giải quyết tình trạng lao động “chui”
Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn xã có 61 người bỏ sang Trung Quốc làm ăn, đa số là người xóm Mạ và xóm Tình. Hầu hết các trường hợp này đều đi theo dạng “chui” bằng đường tiểu ngạch. Ban đầu chỉ 1-2 người thiếu hiểu biết đi rồi rủ rê, lôi kéo người quen biết, họ hàng sang làm ăn. Công việc chủ yếu là lao động chân tay không cần bằng cấp theo tính chất thời vụ như chặt mía, hái cam, gặt lúa, bẻ ngô, thợ xây, đóng gạch... Theo tìm hiểu của chúng tôi, lương của lao động bên đó khoảng 6-7 triệu đồng/người/tháng. Với thu nhập như vậy cao hơn làm ở nhà. Những trường hợp này thường tự ý bỏ đi không xin tạm vắng, không có hợp đồng lao động và cũng không quản lý được. Khi sang đó làm việc phải sống chui lủi nếu bị Công an Trung Quốc bắt bị trả về nước.
Trước thực trạng này, Đảng ủy và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức họp dân, đến từng hộ tuyên truyền về chính sách, pháp luật của Nhà nước, Bộ luật Lao động. Thông qua các cuộc họp xóm cán bộ xã đến phân tích rõ những quy định của Nhà nước về Luật Cư trú, những quy định về lao động xuất khẩu. Do vậy, từ đầu năm đến nay, tình trạng bỏ trốn đi lao động trái phép giảm. Cũng theo đồng chí Lê Trung Thịnh, theo Luật Cư trú mới, họ có quyền cư trú nhưng với tình trạng bỏ trốn đi lao động chui là vi phạm pháp luật. Đến nay đã có 11 trường hợp về nước, trong đó 2 trường hợp bị Công an Trung Quốc trả về, còn lại bỏ về do tình hình biển Đông căng thẳng. Nhiều người sang lao động bên đó trong điều kiện cực nhọc, khi bỏ về không được chủ sử dụng lao động Trung Quốc trả lương, số tiền mang về chỉ đủ chi phí về đến nhà.
Việt Lâm
(HBĐT) - Theo Ban điều hành Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động: Bộ luật Lao động ra đời có hiệu lực thi hành từ tháng 5/2013. Tuy nhiên, đến nay, một số Nghị định, Thông tư quy định chi tiết một số điều của Bộ luật chưa được ban hành và hướng dẫn đến cơ sở. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong SX -KD nên công tác tuyên truyền thực hiện pháp luật trong các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Ngày 17/6, tại Ban CHQS thành phố, Thành đoàn Hòa Bình, Ban CHQS thành phố phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình đã tổ chức lễ bế giảng chương trình “Học kỳ trong quân đội” khóa I năm 2014.
(HBĐT) - Với mục đích nâng cao hiệu quả dịch vụ tư vấn pháp luật cho người dân nghèo, phụ nữ, người dân tộc thiểu số về các quyền và cách thực hiện quyền của mình trong lĩnh vực đất đai, hôn nhân - gia đình và giải quyết vấn đề bạo lực gia đình, khiếu nại, Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh đã triển khai dự án “Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội và tư vấn viên ngoài Nhà nước trong việc tư vấn pháp luật cho người nghèo và phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình” (Dự án 395/11/13). Dự án được thực hiện tại 10 xã của huyện Đà Bắc và Cao Phong.
(HBĐT) - Những tháng đầu năm, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Lương Sơn diễn biến tăng. Cụ thể xảy ra 11 vụ, tăng 4 vụ, làm 12 người chết và 3 người bị thương. Các lực lượng chức năng của huyện đang tích cực nâng cao hiệu quả phối hợp, tổ chức triển khai các giải pháp đảm bảo TTATGT, phấn đấu kiềm chế tai nạn giao thông về cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và bị thương.
(HBĐT) - Ngày 16/6, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Như Huy (sinh năm 1981), trú tại thị trấn Cao Phong (Cao Phong), nguyên là cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong về tội tham ô tài sản.
(HBĐT) - Ngày 13/6, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Ninh Văn Quyền (sinh năm 1985), trú tại xóm Thịnh Vượng, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) về tội hiếp dâm trẻ em.