Trước tình trạng học sinh mà đặc biệt là nữ sinh tại nhiều trường học trên địa bàn liên tục đánh nhau chỉ vì những mâu thuẫn không đâu, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã yêu cầu các đơn vị, trường học liên quan chịu trách nhiệm trước lãnh đạo địa phương và ngành giáo dục về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống bạo lực học đường.

 

Theo báo cáo của Sở G-ĐT Thanh Hóa, thời gian gần đây, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Tình trạng bạo lực xảy ra trong và ngoài nhà trường do học sinh gây ra, đặc biệt đối với học sinh nữ đã trở thành một vấn đề nổi cộm, gây hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội.Điển hình như những vụ xích mích, đánh nhau giữa học sinh với nhau ở thị xã Sầm Sơn cuối tháng 8/2016, các vụ học sinh đánh nhau ở huyện Cẩm Thủy, huyện Thiệu Hóa cuối tháng 9/2016. Đó là những biểu hiện phức tạp của các hình thức vi phạm kỷ luật, đạo đức, lối sống của học sinh trong các nhà trường.

Đặc biệt, điều khiến người dân và dư luận phẫn nộ hơn đó là khá đông người chứng kiến các vụ việc xảy ra nhưng với thái độ dửng dưng, vô cảm, thậm chí nhiều học sinh nam, nữ còn đứng ở ngoài cổ vũ hành vi đánh nhau của các bạn.

Từ thực trạng đó, bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD-ĐT yêu cầu Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; các trường THPT và các đơn vị trực thuộc, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

Đặc biệt, phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng công an địa phương trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên; tạo điều kiện để các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tổ giám thị, tổ đội thanh niên xung kích, đội cờ đỏ trong trường phát huy tích cực vai trò của mình.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên cần phải được quan tâm. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực, vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống và các hành vi bạo lực học đường.

Để phát hiện kịp thời và xử lý các biểu hiện không bình thường có thể dẫn tới các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi sát diễn biến tư tưởng trong học sinh.

Thông qua các giờ sinh hoạt dưới cờ, các tiết sinh hoạt lớp, tiết học bộ môn giáo dục công dân, yêu cầu Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn triển khai các nội dung giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành kỷ cương, nề nếp, kỷ luật; không vi phạm các quy định trong Điều lệ trường học.

Đặc biệt, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường. Trưởng phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng các nhà trường chịu trách nhiệm trước lãnh đạo địa phương và ngành giáo dục về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên.

Tuyên truyền và yêu cầu học sinh các lớp viết cam kết không để xảy ra các vi phạm và bạo lực trong, ngoài nhà trường. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện hành vi thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm của một bộ phận học sinh và giáo viên trước các tình huống vi phạm pháp luật của học sinh.

Theo dõi sát học sinh thuộc diện cá biệt, thông báo cho chính quyền địa phương, công an và gia đình biết để phối hợp giáo dục, quản lý chặt chẽ các đối tượng học sinh cá biệt nhằm ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vi phạm và bạo lực học đường.

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, các nhà trường phải phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời xử lý và báo cáo cơ quan quản lý các cấp; không được che dấu những vụ việc do học sinh, sinh viên đơn vị gây ra.

Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị, nhà trường nhanh chóng triển khai, thực hiện và báo cáo kịp thời về Sở GD-ĐT khi có sự việc xảy ra để có phương án giải quyết đồng thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ GD-ĐT.

 

                                                                        

                                                          Theo Dantri

Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Hội khuyến học tỉnh lần thứ 2, nhiệm kỳ 2016-2021

(HBĐT) - Ngày 28/9, Hội khuyến học tỉnh tổ chức hội nghị Ban chấp hành lần thứ 2 khóa III, nhiệm kỳ 2016-2021. Hội nghị bao gồm 4 nội dung chính là thông qua quy chế hoạt động của BCH, chương trình toàn khóa, phân công nhiệm vụ BCH và quán triệt Nghị quyết Đại hội Khuyến học toàn quốc lần thứ V.

Chiều nay Bộ Giáo dục công bố phương án thi THPT quốc gia 2017

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, kỳ thi năm nay tổ hợp các môn, dự kiến ba năm sau mới tổ chức thi tích hợp. Lộ trình sẽ được tính toán kỹ, thông báo cụ thể để tránh cho thầy cô, học sinh bị sốc.

Viettel Hòa Bình trao tặng học bổng “Vì em hiếu học” cho 60 học sinh nghèo huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 27/9, tại huyện Tân Lạc, Tập đoàn Viễn Thông quân đội Viettel, Chi nhánh Viettel Hòa Bình phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Lễ trao học bổng “Vì em hiếu học” lần thứ 3. Dự và trao học bổng có các đồng chí: Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND huyện Tân Lạc, Viettel Hòa Bình.

Cấp thiết đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non Hoa Hồng

(HBĐT) - Tháng 10/2014, trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn) được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư gần 10 tỷ đồng. Theo kế hoạch, tháng 9/2015, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm học 2015 - 2016. Tuy nhiên, đến tháng 9/2015, công trình mới hoàn thiện được phần thô 1 dãy nhà hai tầng và bỏ không từ đó đến nay. Công trình thi công dang dở, ẩm mốc, xuống cấp, gây lãng phí kinh phí đầu tư. Trong khi đó gần 200 trẻ mầm non và đội ngũ CB, GV nhà trường phải chen chúc ở trường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Huyện Lạc Sơn chú trọng công tác giáo dục vùng khó khăn

(HBĐT) - Bước vào năm học mới, một trong những thách thức đặt ra cho ngành GD &ĐT huyện Lạc Sơn là nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây thực sự là thách thức lớn đối với một huyện miền núi điều kiện KT -XH còn nhiều gian khó như Lạc Sơn. Bởi lẽ, trong 29 xã, thị trấn của huyện, có tới 14 xã ĐBKK và 11 xã khu vực II có 32 xóm ĐBKK, còn lại 3 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu đầu tư cho giáo dục vùng khó khăn của huyện rất lớn trong khi nguồn lực đầu tư lại hạn chế về nhiều mặt.

Bộ Giáo dục lý giải vì sao thí điểm tiếng Nga, Trung Quốc

"Xây dựng chương trình dạy và học tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm nhằm đảm bảo tính hài hòa giữa các ngoại ngữ thứ nhất và nếu thí điểm sẽ khoảng 2 đến 5 lớp tùy nhu cầu của địa phương và người học", lãnh đạo Ban quản lý Đề án cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục