Một ngày vất vả ngoài đồng từ sáng đến chiều tối, sinh viên được miễn phí 3 bữa ăn và trả công gần 2 triệu đồng theo tiền Việt.
Du học sinh Hàn được thuê trồng tỏi, thu hoạch tỏi với mức lương gần 2 triệu đồng/ngày.
Nguyễn Hà Ly, du học sinh tại Daegu (Hàn Quốc) gắn bó với xứ sở kim chi một năm, trải qua nhiều việc làm thêm từ phục vụ nhà hàng thịt nướng đến thu hoạch tỏi, hái táo. Ly thích làm đồng vì dù vất vả nhưng thu nhập tốt hơn, không bị gò bó như ở nhà hàng.
Hà Ly theo chân nhà nông đi thu hoạch tỏi vào vụ mùa vừa qua, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7. Sáng sớm, cô dậy từ 5h kém, lên xe buýt đến chỗ làm để kịp có mặt ở đồng lúc 6h. “Mang tiếng là đi làm đồng suốt 12 tiếng, nhưng bạn sẽ được phục vụ bữa sáng, bữa trưa và cả ăn nhẹ buổi chiều với các món đặc trưng Hàn Quốc như kimbap, bánh gạo”, Ly kể.
Cầm trên tay chiếc kéo chuyên dụng để cắt hoa và củ tỏi, Ly ngồi trên một chiếc ghế con, hoặc đôi khi ngồi bệt dưới đất và bắt đầu công việc. Chủ đồng tỏi trực tiếp làm cùng và hướng dẫn người mới thu hoạch.
Để tỏi lớn nhanh và nhiều dinh dưỡng, người ta phải cắt hoa đi. Phần hoa này có thể xào như một món rau hấp dẫn. Tỏi là gia vị có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng phòng chữa bệnh, do đó người Hàn thường ăn sống hoặc nướng, nghiền, sử dụng trong hầu hết món ăn, tạo nên hương vị đặc trưng.
Ly cho biết, ở Hàn Quốc, du học sinh muốn làm thêm đúng luật thì phải đăng ký với Cục Xuất nhập cảnh bởi đất nước này quy định thời gian làm thêm một tuần là 20-28 tiếng. Với việc hái tỏi, tuy kiếm được ít nhất 7.000 won mỗi giờ (tương đương 140.000 đồng) nhưng Ly thường chỉ làm vào cuối tuần do vướng lịch học.
Sau một ngày chăm chỉ, Ly được trả công ít nhất khoảng 1,8 triệu đồng và có thể tiết kiệm để trả tiền nhà với mức giá khoảng 34 triệu đồng một năm (chia sẻ với hai bạn cùng phòng).
Ngoài tỏi, thành phố Daegu, tỉnh Gyeongsangbuk-do nơi Ly đang sống còn chuyên trồng các loại hoa quả như táo, dưa lê, nho, đào. Đến mùa thu hoạch từng loại quả, nhu cầu thuê người làm thêm rất lớn. Do vậy, du học sinh ở Hàn Quốc không thiếu cơ hội kiếm thêm thu nhập.
Để hái đào, sinh viên phải đeo găng tay, trèo lên cây, tuy nhiên không nguy hiểm bởi cây đào rất thấp. Sau thu hoạch, bạn có thể cùng chủ mang đào ra bán ở ven đường. Cảm giác bán những quả đào tươi mọng do mình hái là một trong những trải nghiệm thú vị mà nhiều du học sinh chưa từng trải qua khi ở nhà.
Những công việc làm nông mang đến nhiều bài học thực tế cho sinh viên, tuy nhiên nếu muốn cải thiện vốn tiếng Hàn thì đây không phải môi trường phù hợp bởi người tuyển dụng không cần bạn biết tiếng. Khi làm thêm ở nhà hàng thịt nướng, bạn có cơ hội trau dồi ngoại ngữ rất nhanh, gặp được nhiều người nổi tiếng.
Mức lương cơ bản phải trả cho người lao động ở Hàn Quốc là 6.030 won (khoảng 120.000 đồng/tiếng), tuy nhiên nhiều nhà hàng có thể ép giá với sinh viên nước ngoài còn 100.000 đồng. Đổi lại, làm việc ở các nhà hàng giúp du học sinh học được tính quy củ và nguyên tắc của người Hàn. Chẳng hạn, bạn phải nhớ chính xác loại hành thái chéo dùng cho vào món canh, hành tỉa bằng máy dùng trang trí trong món trộn, không được phép nhầm lẫn.
Dù làm việc dưới nắng đồng hay trong nhà hàng, điều quan trọng nhất là phải nghiêm túc và chăm chỉ. Thứ bạn thu lại được không chỉ là tiền mà còn là những bài học về nâng cao chất lượng nông sản, cách đặt trọn tâm sức lên từng món ăn và cách coi trọng sức lao động của mình.
Theo Vnexpress
(HBĐT) - “Vinh dự và trách nhiệm” - đó là tựa đề bài viết của Nhà giáo nhân dân Nguyễn Bạch Đằng trên Báo Hòa Bình, số đặc biệt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1991 - hơn 1 tháng sau khi tái lập tỉnh Hòa Bình. Vâng, chính vì niềm vinh dự và tự hào đó mà gần 8.000 thầy, cô giáo sau tái lập tỉnh đã khắc phục muôn vàn khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng Hòa Bình trở thành một điểm sáng về giáo dục của cả nước như ngày hôm nay.
Mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo sáng nay 16-11, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) đặt câu hỏi về đề án dạy học ngoại ngữ quốc gia trong hệ thống giáo dục quốc dân có đạt mục tiêu như mong muốn đề ra đến năm 2020 không? Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn trả lời: không.
Sáng mai 16/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ trả lời phiên chất vấn đại biểu Quốc hội với 3 nhóm nội dung chính.
(HBĐT) - Ngày 12/11/2016, trường THPT Kim Bôi tổ chức Lễ kỷ niệm 50 thành lập trường (1966-2016) . Nhà trường xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ban, sở, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, các vị khách quý, các thầy cô giáo, các thế hệ học sinh đã đến dự và chung vui với nhà trường.
(HBĐT) - Ngày 12/11, trường THPT Kim Bôi tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1966-2016). Đến dự có đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng, Báo Hòa Bình, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi cùng các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường.
(HBĐT) - Việc thành lập trường cấp III nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy. Tháng 8/1966, trường cấp III Lạc Thủy ra đời. Huyện uỷ, UBND huyện chọn Đồi Hoa, xã Lạc Long làm nơi đặt trường.