(HBĐT) - Ngày 17/2, tại trường PT DTNT THPT tỉnh diễn ra lễ gặp mặt đại diện cựu học sinh trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình, trường PT DTNT THPT tỉnh.
Tiết mục văn nghệ “Tiếng hát trường Thanh niên Lao động Hòa Bình” do thầy và trò trường PT DTNT THPT tỉnh biểu diễn tại lễ gặp mặt.
Tại buổi lễ, các đại biểu đại diện cho học sinh các khóa học từ giai đoạn là trường đại học, giai đoạn trường TNLĐ XHCN Hòa Bình đến giai đoạn trường PT DTNT THPT tỉnh đã có buổi tọa đàm ôn lại kỷ niệm về chặng đường đã qua khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Sau 58 năm xây dựng và trưởng thành, trường PT DTNT THPT tỉnh tiền thân là trường TNLĐ XHCN Hòa Bình đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Đặc biệt là đóng góp về đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số có trình độ kiến thức và phẩm chất đạo đức. Nhiều thế hệ học sinh nhà trường đã và đang đảm nhận những cương vị lãnh đạo chủ chốt từ T.Ư đến địa phương. Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: 5 huân chương Lao động hạng nhất đến hạng ba; 1 huân chương Độc lập và danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1986.
Buổi gặp mặt chính là sự kết nối, truyền lửa của thế hệ cha anh đi trước với lớp thế hệ hiện tại và tương lai. Nhân dịp này, các đại biểu đã đến thăm và dâng hương tại di tích lịch sử địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình tại xã Yên Mông (TP.Hòa Bình).
P.V
(HBĐT) - Ngày 15/12, tại Bộ CHQS tỉnh, Khối thi đua số 3 của Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác khuyến học năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. Dự hội nghị có lãnh đạo Ban Khuyến học các sở, ban, ngành đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp và một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - Ngày 15/12, tại trường tiểu học Sông Đà, Sở GD&ĐT tỉnh đã tổ chức Lễ tổng kết Hội Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học năm học 2016-2017. Tham dự hội thi có 66 giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi tiêu biểu đại diện cho gần 4000 giáo viên chủ nhiệm lớp trên địa bàn toàn tỉnh.
Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, học sinh khóa 1975 - 1978
(HBĐT) - Thời gian thấm thoắt, 50 năm đã trôi qua, 50 năm xây dựng, phát triển mạnh mẽ của trường THPT Lạc Sơn. Trong không khí ấm áp của tình cảm thầy, trò, tình cảm bạn bè để cùng nhớ lại kỷ niệm một thời đèn sách. Vô cùng trân trọng và biết ơn tình yêu nghề, tình thương, trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo đối với các thế hệ học trò của nhà trường để từ nơi đây, lớp lớp học trò như những đàn chim đầy sức sống, nghị lực tung cánh bay đi xây đời. Những ngày này, bản thân tôi cũng như nhiều thế hệ học sinh của nhà trường dù đang sinh sống, công tác, lao động, học tập trên khắp mọi miền của Tổ quốc đều hướng về thầy, cô, về mái trường thân yêu của mình với lòng tri ân sâu đậm nhất.
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn là cái nôi văn hóa - trung tâm văn hóa cổ của tỉnh Hòa Bình. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh việc quan tâm đến phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội nhằm cải thiện đời sống của nhân dân, huyện Lạc Sơn còn chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo. Trong những thành tích của ngành giáo dục tỉnh nói chung và huyện Lạc Sơn nói riêng không thể không kể đến những kết quả đáng tự hào mà trường THPT Lạc Sơn đã đạt được.
(HBĐT) - Trường THPT Lạc Sơn được thành lập vào tháng 12/1966, đặt tại xóm Chiềng, có thời gian sơ tán về xóm Beo, xã Liên Vũ với tên gọi trường cấp III Lạc Sơn. Ngày 18/2/1995, thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, trường phổ thông cấp III A Lạc Sơn chuyển về trung tâm huyện lỵ, tại thị trấn Vụ Bản. Sau 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã thực sự trưởng thành về mọi mặt, trở thành đơn vị giáo dục có chất lượng của tỉnh và huyện.
(HBĐT) - Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, giàu truyền thống cách mạng của huyện Lạc Sơn. Ngày ấy, như bao địa phương khác, vùng Mường Lọt phải đối mặt với tình cảnh thiếu đói, chạy ăn từng bữa. Gia đình tôi đông con, cuộc sống càng khó khăn bộn bề. Từ truyền thống quê hương và cuộc sống nghèo khó chính là động lực thôi thúc tôi học chữ với mong ước được thoát ly giúp ích cho địa phương, cho cách mạng.